Hiển thị các bài đăng có nhãn Laptop. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Laptop. Hiển thị tất cả bài đăng

5 dấu hiệu nhận biết laptop sắp “chết” và cách xử lý

Khi một chiếc xe hơi có vấn đề, bạn có thể nhận ra nhờ các dấu hiệu như những tiếng động lọc sọc từ dưới mui xe, khói đen kịt toả ra từ ống bô hoặc những tiếng lách cách kỳ lạ do xi-lanh bị nứt. Nhưng với laptop, bạn thường không dễ nhận thấy các dấu hiệu đó.
Laptop không rung lắc, không bốc khói (hy vọng là thế) khi sắp “hết hạn sử dụng”. Nhưng với một vài hướng dẫn dưới đây, ban có thể nhận ra các triệu chứng laptop đang bị “ốm” và tìm cách “vớt vát”, chứ không để đến tận khi máy đột ngột “chết”.


Triệu chứng thứ 1: pin không sạc được
Đây phần nhiều là vấn đề của pin chứ không phải của laptop. Giải pháp khá đơn giản, hãy thay pin cho máy. Bạn có thể phải mất khoảng hơn 100 USD để thay pin laptop, tuy nhiên ít nhất mức giá này vẫn rẻ hơn là thay hẳn một chiếc laptop mới, và nó cũng giúp kéo dài tuổi thọ cho laptop bởi pin là linh kiện khá quan trọng của máy.

Triệu chứng thứ 2: các phím trên bàn phím không hoạt động
Lỗi này khá thường xuyên song không kém phần nghiêm trọng, bởi ngay cả chỉ một phím không hoạt động cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn. Và nếu một phím đã “đi”, nghĩa là những phím khác cũng sắp sửa “chung số phận”, vấn đề chỉ là thời gian nữa thôi. Có thể sẽ không lâu nữa laptop của bạn sẽ không thể gõ chữ được. Vì thế hãy cố gắng giải quyết vấn đề ngay từ đầu. Bạn có thể thay thế bàn phím. Trên mạng Internet có một số hướng dẫn để bạn có thể tự thay thế bàn phím cho laptop, song nếu không tự tin và thành công, hãy đến các cửa hàng sửa chữa uy tín hoặc cơ sở bảo hành của chính hãng để thay thế.

Triệu chứng thứ 3: một số điểm ảnh bị đông cứng hoặc màn hình xuất hiện các đường sọc khó hiểu
Điều này phụ thuộc vào số điểm ảnh và kích cỡ các đường thẳng, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn và có thể là một dấu hiệu cho thấy laptop sắp bị hỏng. Tốt nhất bạn hãy đưa máy đến một cửa hàng sửa chữa laptop đáng tin cậy để họ có thể xem xét vấn đề thay màn hình. Nếu bạn phải chi ra số tiền lên tới vài trăm USD, có thể tốt hơn là bạn nên thay thế một chiếc máy mới, chứ không phải chỉ có màn hình mới.

Triệu chứng thứ 4: mỗi lần bấm chuột lại có tiếng động lớn và ổ cứng truy cập rất chậm
Đây là vấn đề nghiêm trọng. “Cái click của thần chết” này nghĩa là ổ cứng của bạn sắp sửa ra đi. Tốt nhất, bạn nên sao lưu toàn bộ dữ liệu quan trọng ra một ổ cứng ngoài ngay lập tức. Sau đó tìm hiểu thay thế ổ cứng, lý tưởng nhất là ổ SSD. Nếu không còn dấu hiệu gì nữa, bạn có thể yên tâm với chiếc laptop sau khi đã thay ổ cứng.

Triệu chứng thứ 5: máy quá nóng khiến nó thỉnh thoảng tắt máy và hệ thống trục trặc
Máy nóng bất thường có thể khiến một số linh kiện bị hỏng hóc và giảm tuổi thọ chung của máy. Đây có thể là vấn đề của quạt gió. Hãy thử tìm cách thổi hết bụi bám trên các lỗ làm mát của laptop. Nhưng nếu quạt gió không hoạt động, chắc chắn bạn sẽ phải đưa laptop đi sửa.

Tóm lại, laptop có thể là công cụ làm việc có giá trị nhất (về mặt tài sản) của bạn vì thế hãy lưu ý các dấu hiệu hỏng hóc của máy để kịp thời sửa chữa. Song điều quan trọng hơn, nếu bỏ qua những dấu hiệu này, rất có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong công việc, sự nghiệp khi bỗng dưng đang vào lúc cần làm việc nhất, chiếc máy lại “dở chứng”, đặc biệt là các dữ liệu lưu trong máy nếu không có phương pháp dự phòng, bạn sẽ khó lấy chúng ra vào lúc cần nhất này.

Nhận biết các linh kiện trên máy laptop (phần 2)

Tiếp tục phần trước hôm nay mình sẽ giới  thiệu thêm một số linh kiện trên laptop.

9. Nhận biết IC khuếch đại công suất âm thanh - Audio Amply.

Thường là IC đứng giữa  Sound và rắc cắm ra loa.
Khi tra cứu thì chức năng của IC ghi ở dòng đầu tiên là Audio.


10. Nhận biết IC Card NET



Chip Card Net thường đứng về phía cổng kết nối mạng.
Chip không có hình dáng cố định nhưng có đặc điểm là luôn luôn có thạch anh 25.000 đứng bên cạnh.

11. Các đèn công suất Mosfet trên các mạch nguồn xung.


Trên Laptop đèn Mosfet có 8 chân, ký hiệu là Q hoặc PQ

Các đèn Mosfet đều có 8 chân.
Có ký hiệu là Q hoặc PQ.
Nếu để ý chân thì bạn thấy nó có nhiều chân chập chung làm một.
Đèn Mosfet thường đứng gần các cuộn dây.

12. Các IC dao động của các nguồn xung.
Trên mỗi máy Laptop thường có từ 6 đến 10 nguồn xung, mỗi nguồn xung có một cuộn dây (trừ nguồn Vcore có 2 cuộn).
Để nhận biết các IC dao động nguồn, ta dựa vào một số đặc điểm sau đây:
    - IC dao động nguồn thường đứng bên cạnh hoặc phía sau các đèn Mosfet và cuộn dây.
    - IC dao động nguồn thường có các ký hiệu như: ISL..., RT..., TPS..., MAX..., ADP..., BQ... (ví dụ TPS51120, MAX1631.)

IC dao động đứng gần cuộn dây, Mosfet đứng ở phía sau của Main, ký hiệu là TPS51125.
   - Bạn có thể tra cứu IC này trên  http://datasheet.com
   - 95% IC dao động nguồn của Laptop đều có ở trên trang này mà hocnghetructuyen đã thống kê."Tra cứu IC nguồn Laptop" , bạn vào trang này tra cứu sẽ biết đó có phải là IC nguồn không và là IC gì trong 4 loại sau:
          - IC dao động nguồn cấp trước.
          - IC dao động nguồn thứ cấp.
          - IC dao động nguồn VCORE
          - IC dao động nguồn xạc.

* Mỗi máy Laptop có từ 5 đến 6 IC dao động nguồn, trong đó bao gồm:
  - 1 IC dao động cho nguồn VCORE.
  - 1 IC dao động cho mạch xạc pin.
  - 1 IC dao động cho hai điện áp 5V và 3V cấp trước.
  - Ngoài ra có từ 2 đến 3 IC dao động cho các nguồn điện thứ cấp.

13. Nhận biết các Transistor.


Các Transistor trên Laptop có thể thuộc một trong 3 loại ở trên.
Với các đèn số thì có thêm điện trở hạn dòng mắc vào cực B và từ B sang E, mục đích là người ta có thể đưa thẳng lệnh 3V vào chân B mà không cần mắc R hạn dòng bên ngoài, khi đo các đèn này thì trở kháng BE một chiều là vô cùng một chiều có R khoảng 1K (Bạn lưu ý kẻo nhầm với đèn bị hỏng).
Với các đèn Transistor FET thì cách đo giống như đo Mosfet.

Transistor 6 chân


Với các đèn 6 chân nhưng có nhiều chân đấu chung mạch in như trên thì chúng vẫn là đèn đơn và chúng thường được sử dụng làm mạch công tắc điện tử, ví dụ đèn công tắc đóng điện áp 5V thứ cấp trên máy IBM T42.
- Ký hiệu là Q hoặc PQ.

Các đèn kép 5 chân


Nếu linh kiện có 5 chân như trên nhưng ký hiệu là Q hoặc PQ thì đó có thể là đèn kép, bên trong có 2 đèn

14. Các IC ổn áp tuyến tính.
* IC ổn áp 5 chân





*IC ổn áp 4 chân

15. Nhận biết các Đi ốt.


 

Đi ốt là các linh kiện có ký hiệu là D
Trên Laptop thường có một số đi ốt ổn áp loại 3 chân, bên trong đi ốt này có thể có 1 đi ốt đơn, có thể có hai đi ốt như hình dưới.


16. Nhận biết các tụ điện

Có hai loại tụ điện là tụ hoá và tụ gốm trên máy.
Tụ hoá: Là các tụ hình trụ hoặc hình chữ nhật, có ký hiệu là C hoặc PC...


Các tụ gốm: là các tụ có mầu nâu đỏ, mầu đất sét, có ký hiệu là C hoặc PC, là các tụ không phân cực. các tụ gồm to thường sử dụng để lọc nhiễu cho đường điện áp 19V (nguồn đầu vào), các  tụ gốm nhỏ dùng để lọc nhiễu cho điện áp thấp hoặc được sử dụng trong các mạch tạo dao động.


17. Nhận biết các điện trở


Các điện trở có mầu đen, có ký hiệu là R hoặc PR.

Các thành phần trên máy laptop

Trong hệ thống máy laptop gồm có một số thành phần linh kiện cơ bản trên  main. Nếu nắm được thành phần và nhiện vụ từng loại linh kiện đó sẽ giúp cho người dùng máy có cách hiểu và sử dụng đúng cách máy laptop

1. Màn hình LCD


Màn hình Laptop thường sử dụng màn hình tinh thể lỏng, là nơi hiển thị hình ảnh mầu cho chúng ta giao tiếp với máy tính.
Màn hình trên mỗi dòng máy thường có độ phân giải khác nhau nhưng chúng thường có chuẩn chân cắm là 20 chân hoặc 30 chân tín hiệu.
Trên màn hình được cấu tạo bởi các điểm ảnh (pixels), độ phân giải của màn hình được tính bởi số điểm ảnh theo chiều ngang nhân với số điểm ảnh theo chiều dọc.
Màn hình có thể bị hỏng với các biểu hiện:
       + Có màn sáng trắng không có hình.
       + Hình ảnh có kẻ ngang, dọc.
       + Hình bị nhiễu mầu, ảnh chớp giật.

2. Bo cao áp


Bo cao áp nằm ở ngay phía dưới màn hình LCD, nó có nhiệm vụ kích điện áp DC lên đến khoảng 1500V để cấp cho bóng cao áp ở mép màn hình để tạo ánh sáng nền cho màn hình.

3. Bàn phím và chuột TouchPad


Bàn phím của Laptop là phần cho phép chúng ta nhập dữ liệu vào máy tính, khác với các bàn phím PC, bàn phím Laptop thường có thêm các phím chức năng như phím điều chỉnh độ sáng, xuất tín hiệu ra cổng CRT... khi chúng ta bấm kết hợp các phím đó với phím Fn.
Bàn phím Laptop là phần che vỉ máy bên dưới, nếu bạn tháo bàn phím ra bạn sẽ nhìn thấy vỉ máy và các linh kiện của Main

4. Ổ cứng HDD


Ổ cứng có chức năng lưu trữ các phần mềm của máy tính như hệ điều hành, các chương trình ứng dụng, tài liệu...
Khi ổ cứng chưa được cài đặt thì máy tính bật lên chỉ có logo của nhà sản xuất hoặc có một số thông báo không có dữ liệu trong ổ cứng, khi máy tính không có ổ cứng thì nó chạy bằng chương trình BIOS do nhà sản xuất nạp vào trong bộ nhớ ROM.

5. Ổ CD ROM


Ổ CD ROM trong máy tính cho phép chúng ta  ghi đọc dữ liệu trên các đĩa CD, DVD.
Ổ CD ROM có thể tháo ra dễ dàng, khi máy không có ổ CD ROM nó vẫn có thể hoạt động và vẫn vào được Windows

6. Bộ nhớ RAM


Bộ nhớ RAM là bộ nhớ quan trọng trong hoạt động của máy tính, nếu không có RAM thì máy tính không thể hoạt động, dung lượng bộ nhớ RAM có quyết định đến tốc độ máy tính.
Trong quá trình máy tính hoạt động, bộ nhớ RAM sẽ lưu tạm toàn bộ các chương trình mà máy tính đang chạy như phần lõi hệ điều hành, các chương trình bạn đang chạy, các hình ảnh, video mà bạn đang xem đều được lưu tạm trong RAM

7. Vỉ máy - Mainboard


Vỉ máy được thiết kế bên dưới bàn phím, vỉ máy là nơi liên kết các linh kiện của máy thông qua các đường mạch in, trên vỉ máy là các linh kiện như Chipset, IC, điện trở, tụ điện...
Vỉ máy Laptop thường có nhiều lớp mạch in, vì vậy việc dò mạch trên vỉ máy Laptop là điều rất khó khăn phức tạp.
Để sửa chữa vỉ máy Laptop, người ta thường dựa vào sự hiểu biết nguyên lý mạch hơn là sự quan sát hay dò mạch mà những người thợ điện tử vẫn áp dụng.

8. CPU


CPU hay còn gọi là Chip, là một IC duy nhất trên máy có thể tháo lắp mà không cần dùng đến máy hàn, trong máy tính CPU là linh kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến tốc độ xử lý của máy.
Hiện trên thị trường máy tính thì CPU thường sử dụng hai loại chip là chip Intel và Chip AMD, ở VN thì người tiêu dùng thường ưa chuộng dòng chip Intel hơn bởi tính ổn định của nó, còn chip AMD thì có sức mạnh về xử lý đồ hoạ nhưng độ ổn định kém hơn và chạy nóng hơn.
Nếu CPU của máy tính bị hỏng thì máy sẽ không thể khởi động được

9. Card Wireless


Card Wireless cho phép máy tính kết nối đến hệ thống mạng LAN hoặc kết nối Internet qua sóng Wifi.
Card Wireless thường được gắn vào máy qua khe PCI hoặc Mini PCI và có thể tháo ra thay thế dễ dàng.

10. Pin - Batery


Pin là bộ phận cung cấp điện cho máy tính, nếu máy tính không cắm điện mà chạy bằng Pin thì được khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ, bên trong Pin có thể có 4, 6 hoặc 8 quả Pin và gọi là Cell, Pin càng nhiều Cell thì thời gian sử dụng càng bền.
Máy tính không có Pin bạn vẫn có thể sử dụng khi dùng Adapter và cấp nguồn qua cổng DC In.

11. Chipset Bắc


Chipset bắc là linh kiện trên vỉ máy, chân gầm, chúng thường bố trí đứng cạnh CPU và trao đổi dữ liệu trực tiếp với CPU.
Chipset bắc có nhiệm vụ điều khiển dữ liệu vào ra các thành phần như CPU, RAM, Chip Video.
Một số dòng máy thì Chipset bắc tích hợp luôn Chip video.
Nếu hỏng Chipset bắc thì máy mất khả năng khởi động, đèn báo nguồn sáng nhưng không sáng màn hình.

12. Chipset Nam


Là chip chân gầm thường đứng gần Chipset bắc nhưng không đứng gần CPU.
Chipset nam thường là Chip do Intel sản xuất, trên thân Chip thường có ký hiệu là: 82801xxx, trong đó xxx là ba ký tự cuối như FBM hoặc DBM...
Chipset nam kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ trên máy tính như:
    - Điều khiển ổ đĩa HDD, CDROM
    - Giao tiếp ra các Card mở rộng qua cổng PCI
    - Giao tiếp với BIOS
    - Giao tiếp và điều khiển  card Sound, card Net.
    - Giao tiếp với chip điều khiển nguồn.
Khi máy tính khởi động, Chipset nam là linh kiện kiểm tra các mạch nguồn, nếu các mạch nguồn OK thì nó  tạo ra tín hiệu Reset để khởi động máy.
Hỏng Chipset nam thì máy sẽ mất khả năng khởi động và mất tín hiệu Reset hệ thống.

13. Chip Video


Chip Video trong Laptop thường có ký hiệu là ATI hoặc nVIDIA, chip này đứng cạnh chipset bắc.
Các máy không có chip Video thì  chipset bắc đã tích hợp chức năng của Chip video vào nó.
Chip Video có nhiệm vụ xử lý dữ liệu rồi cung cấp cho màn hình LCD, nó giúp cho màn hình hiển thị được các hình ảnh có độ phân giải cao hơn, tốc độ làm tươi nhanh hơn, vì vậy làm cho hỉnh ảnh đẹp và linh hoạt hơn.
Nếu hỏng Chip Video thì máy sẽ mất hình, mất ánh sáng màn hình (vì có lệnh điều khiển cao áp xuất phát từ Chip Video)

Phương pháp nhận biết các linh kiện trên máy Laptop

Khi sửa chữa Laptop, việc đầu tiên là bạn phải xác định được các linh kiện trên máy, bạn không thể sửa được các mạch nguồn nếu không biết IC điều khiển nguồn nằm ở đâu ? Bạn cũng không thể sửa được tiếng khi bạn không thể nhận biết IC Card sound.

Sau đây là một số đặc điểm giúp bạn nhận biết các linh kiện trên máy Laptop:



1. Nhận biết CPU



CPU là linh kiện có thể tháo lắp dễ dàng
CPU được gắn trên Socket 478 hoặc 479
Là linh kiện co tỏa nhiệt và quạt tỏa nhiệt

2. Nhận biết chipset bắc


Chipset bắc là linh kiện lớn nhất trên máy.
Thường đứng cạnh CPU.
Là IC chân gầm, có một số tụ ở trên lưng chip.
Thường sử dụng chip Intel.

3. Nhận biết chipset nam


Chipset nam thường đứng ở góc Main.
Là IC chân gầm.
Thường sử dụng Chip Intel và có số hiệu là 82801xyz trong đó xyz là 3 ý tự như FBM hoặc DBM ....
Bên cạnh Chipset nam thường có thạch anh 32,768KHz.

4. Nhận biết chip video

Chip Video có lọai là chip on và chip rời.
Chip on là chip được tích hợp trong Chipset bắc, các Chipset bắc Intel thường tích hợp chip Video.
Chip rời là một IC độc lập, hàn cố định trên Main, thường sử dụng các IC của các hãng ATI, nDIVIA, SIS.


5. Nhận biết chip SIO

Chip SIO của dòng máy IBM được chia làm 3 chip đó là:
PMH4  - Là chip điều khiển các nguồn xung .
H8/...  - Là chip có chức năng điều khiển bàn phím, chuột, mạch xạc pin, và chỉnh các chức năng của máy như chỉnh âm lượng, chính sáng tối.
TSURUMAI (vid dụ chip TB62501) - Là chip thực hiện các chức năng bảo vệ, giám sát toàn bộ các điện áp của máy.


Chip SIO của các dòng máy khác IBM - như ASUS, ACER, HP, SONY, SAMSUNG, LENOVO, DELL, COMPAQ....
Các dòng máy này chỉ có một chip SIO duy nhất, chúng có những đặc điểm nhận biết sau đây:
Thường sử dụng chip của hãng SMSC,  Winboarrd  hoặc ENE
Thường có các ký hiệu IT.., KB..., KBC..., LPC..., MEC..., PC..., WPC... như một số chip dưới đây.


Là chip hình vuông, 4 hàng chân, bên cạnh hoặc phía sau thường có thạch anh 32,768K.


6. Nhận biết ROM BIOS

Rom 40 chân
Rom 8 chân
Hiện nay có 2 loại ROM được sử dụng trên các máy LAPTOP.
ROM 40 chân thường sử dụng trên các máy Laptop đời trung, đời cũ.
ROM 8 chân thường sử dụng trên các máy đời mới.
ROM BIOS thường đứng bên cạnh SIO hoặc đứng gần chipset nam, loại ROM 8 chân thường có số là 25L..., 25X...

7. Nhận biết IC - CLOCK GEN
IC - Clock Gen có thể có hai hàng chân, có thể có 4 hàng chân, nhưng chip này luôn luôn có thạch anh 14.318 đứng bên cạnh để tạo dao động, thạch anh kết hợp với IC để tạo xung Clock.

8. Nhận biết chip Sound xử lý tín hiệu âm thanh


Chip Sound thường đứng về phía có rắc cắm tai nghe và rắc micro.
Chip Sound có kích thước nhỏ, khoảng 1 x 1cm.
Bên cạnh có thể có thạch anh 24.5 MHz.
Khi tra cứu thì thấy ghi tiêu đề của chip là "Sound" hoặc "Audio Procesor".

...Còn nữa    
Xem tiếp phần 2

Xử lý Laptop tự động Shutdown hoặc Khởi động lại.

Lỗi: Laptop của bạn bị shutdown sau khi dùng vài phút hoặc tự động khởi động lại.
Sau đây là vài hướng dẫn mà bạn có thể tự xử lý laptop của mình trước khi mang máy đến một "Trung tâm sửa chữa".

Lỗi do pin:
80% lỗi tự động shutdown hoặc khởi động lại là do pin. Pin laptop cũng giống như pin điện thoại di động - dĩ nhiên là nó không thể xài hoài được và nó sẽ có tuổi thọ nhất định. Nếu là pin zin theo máy, và bạn sử dụng pin đúng cách thì 1 hay 2 năm đầu thì pin hoàn toàn hoạt động tốt. Còn sau thời gian đó có thể pin đã bị "lão hóa" và không còn "ổn định" như trước nữa. Để xác định lỗi có phải là do pin hay không hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

Cách xác định lỗi có phải do pin hay không:
Tháo bỏ pin ra khỏi máy laptop, cắm adapter và dùng máy chỉ với adapter nếu tình trạng "tự nhiên shutdown hoặc khởi động lại" không còn nữa thì hãy nghĩ ngay đến việc mua một pin mới đi nhé.

Một tình huống khá phổ biến, không thể mua pin mới:
Nếu bạn đang dùng 1 loại laptop không thông dụng trên thị trường (các nhãn hiệu không nổi tiếng) có thể bạn sẽ rất khó khăn trong việc tìm mua 1 pin mới cho laptop thì biện pháp tình thế là sẽ "độ" lại pin. Từ chuyên môn gọi là "thay cell pin". Việc thay cell này đơn giản là thay thế các cell pin bị lão hóa bằng các cell pin mới nhằm kéo dài tuổi thọ còn lại của pin cũng như thời gian sử dụng còn lại.

Lỗi do adapter:
Lỗi này khó xác định hơn, vì biểu iện của nó có thể trùng lắm với các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, ta cũng có thể thử như sau:

Kiểm tra xem lỗi có phải do adapter:
Tương tự như các xác định pin, ta tháo pin ra thử chạy laptop chỉ với adapter, nếu vẫn bị "tự nhiên shutdown hoặc khởi động lại". Nếu có thể hãy dùng 1 adapter tốt (mược ai đó hoặc bạn phải có sẳn bộ cấp nguồn dòng nếu bạn là thợ). Nếu hết lỗi thì rỏ ràng lỗi là do adapter. Còn không, hãy xem tiếp phần sau.

Lỗi do giắc cắm nguồn trên main:
Giắc cắm nguồn trên main rất dễ bị long, gẫy chân dẫn đến chập chờn. Tình trạng chập chờn này rất nguy hiểm. Đôi lúc nó có thể phá hỏng cả máy laptop của bạn.

Cách kiểm tra giắc cắm nguồn trên main:
Cắm điện chỉ với adapter và lắc lắc giắc cắm, nếu xảy ra hiện tượng mất nguồn thì "thủ phạm" chính là cái giắc nguồn. Nếu bạn là thợ, bạn có bộ cấp nguồn dòng chuyên dùng cho laptop thì việc thử đơn giản hơn. Khi bạn cắm cấp nguồn vào laptop (không cần pin) nếu giắc tiếp xúc tốt phải có dòng 0.01A -> 0.03A chạy qua. Nếu ta lắc lắc giắc cắm mà mất dòng này thì "kết luận" tại giắc nguồn ngay.

Việc "xử lý" cái giắc nguồn thì "rất đơn giản" nhưng cái khó ở chổ là phải tháo rời laptop ra và "xử lý" cái giắc nguồn xong rồi ráp toàn bộ vô lại. Nếu bạn là "vọc sỹ", bạn đủ tiền để mua một máy laptop khác thì cứ tự nhiên mà "xử lý" nếu có rủi ro thi mua máy mới luôn. Còn không tôi khuyên  bạn nên mang máy đến "Trung tâm sửa chữa" để làm nhé.

Lỗi do quạt làm mát bên trong laptop:
Tùy theo đời máy và dòng máy, bên trong laptop có thể có một hoặc nhiều quạt làm mát cùng hệ thống các lá tản nhiệt, ống đồng chứa các dung dịnh tản nhiệt... Các quạt này khi mới bật máy có thể không quay nhưng khi nhiệt độ vừa vượt mức cho phép thì hệ thống tự động điều khiển và tốc độ quay của quạt cũng được điều khiển nhanh chậm tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nếu vì một lý do nào đó làm cản trở quá trình thóat nhiệt như: hư quạt, hư hệ thống điều khiển quạt trên main, bụi bám quá nhiều, keo tản nhiệt bị quá khô... dẫn đến máy sẽ bị nóng quá mức cho phép xảy ra hiện tượng "quá nhiệt". Hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến lỗi các chip quan trọng trên main như CPU, chip VGA, chip cầu Bắc, chip cầu NAM...

Tốt nhất là bạn nên dùng các trình dạng đo nhiệt độ máy để theo dõi và định kỳ "bảo trì, vệ sinh" máy giúp máy mát hơn và hoạt động tốt hơn.

Nếu bạn có thể tự làm theo các hướng dẫn bên trên, tự vệ sinh máy, làm tản nhiệt... mà vẫn không giải quyết được vấn đề thì xin chia buồn nhé. Máy bạn đã bị lỗi các thiết bị phần cứng bên trong. Và cần phải mang máy đến "trung tâm sửa chữa" để các kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẽ test và tìm ra nguyên nhân cụ thể và cách xử lý.

Xử lý Laptop tự động Shutdown hoặc Khởi động lại.

Lỗi: Laptop của bạn bị shutdown sau khi dùng vài phút hoặc tự động khởi động lại.
Sau đây là vài hướng dẫn mà bạn có thể tự xử lý laptop của mình trước khi mang máy đến một "Trung tâm sửa chữa".

Lỗi do pin:
80% lỗi tự động shutdown hoặc khởi động lại là do pin. Pin laptop cũng giống như pin điện thoại di động - dĩ nhiên là nó không thể xài hoài được và nó sẽ có tuổi thọ nhất định. Nếu là pin zin theo máy, và bạn sử dụng pin đúng cách thì 1 hay 2 năm đầu thì pin hoàn toàn hoạt động tốt. Còn sau thời gian đó có thể pin đã bị "lão hóa" và không còn "ổn định" như trước nữa. Để xác định lỗi có phải là do pin hay không hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

Cách xác định lỗi có phải do pin hay không:
Tháo bỏ pin ra khỏi máy laptop, cắm adapter và dùng máy chỉ với adapter nếu tình trạng "tự nhiên shutdown hoặc khởi động lại" không còn nữa thì hãy nghĩ ngay đến việc mua một pin mới đi nhé.

Một tình huống khá phổ biến, không thể mua pin mới:
Nếu bạn đang dùng 1 loại laptop không thông dụng trên thị trường (các nhãn hiệu không nổi tiếng) có thể bạn sẽ rất khó khăn trong việc tìm mua 1 pin mới cho laptop thì biện pháp tình thế là sẽ "độ" lại pin. Từ chuyên môn gọi là "thay cell pin". Việc thay cell này đơn giản là thay thế các cell pin bị lão hóa bằng các cell pin mới nhằm kéo dài tuổi thọ còn lại của pin cũng như thời gian sử dụng còn lại.

Lỗi do adapter:
Lỗi này khó xác định hơn, vì biểu iện của nó có thể trùng lắm với các nguyên nhân khác. Tuy nhiên, ta cũng có thể thử như sau:

Kiểm tra xem lỗi có phải do adapter:
Tương tự như các xác định pin, ta tháo pin ra thử chạy laptop chỉ với adapter, nếu vẫn bị "tự nhiên shutdown hoặc khởi động lại". Nếu có thể hãy dùng 1 adapter tốt (mược ai đó hoặc bạn phải có sẳn bộ cấp nguồn dòng nếu bạn là thợ). Nếu hết lỗi thì rỏ ràng lỗi là do adapter. Còn không, hãy xem tiếp phần sau.

Lỗi do giắc cắm nguồn trên main:
Giắc cắm nguồn trên main rất dễ bị long, gẫy chân dẫn đến chập chờn. Tình trạng chập chờn này rất nguy hiểm. Đôi lúc nó có thể phá hỏng cả máy laptop của bạn.

Cách kiểm tra giắc cắm nguồn trên main:
Cắm điện chỉ với adapter và lắc lắc giắc cắm, nếu xảy ra hiện tượng mất nguồn thì "thủ phạm" chính là cái giắc nguồn. Nếu bạn là thợ, bạn có bộ cấp nguồn dòng chuyên dùng cho laptop thì việc thử đơn giản hơn. Khi bạn cắm cấp nguồn vào laptop (không cần pin) nếu giắc tiếp xúc tốt phải có dòng 0.01A -> 0.03A chạy qua. Nếu ta lắc lắc giắc cắm mà mất dòng này thì "kết luận" tại giắc nguồn ngay.

Việc "xử lý" cái giắc nguồn thì "rất đơn giản" nhưng cái khó ở chổ là phải tháo rời laptop ra và "xử lý" cái giắc nguồn xong rồi ráp toàn bộ vô lại. Nếu bạn là "vọc sỹ", bạn đủ tiền để mua một máy laptop khác thì cứ tự nhiên mà "xử lý" nếu có rủi ro thi mua máy mới luôn. Còn không tôi khuyên  bạn nên mang máy đến "Trung tâm sửa chữa" để làm nhé.

Lỗi do quạt làm mát bên trong laptop:
Tùy theo đời máy và dòng máy, bên trong laptop có thể có một hoặc nhiều quạt làm mát cùng hệ thống các lá tản nhiệt, ống đồng chứa các dung dịnh tản nhiệt... Các quạt này khi mới bật máy có thể không quay nhưng khi nhiệt độ vừa vượt mức cho phép thì hệ thống tự động điều khiển và tốc độ quay của quạt cũng được điều khiển nhanh chậm tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nếu vì một lý do nào đó làm cản trở quá trình thóat nhiệt như: hư quạt, hư hệ thống điều khiển quạt trên main, bụi bám quá nhiều, keo tản nhiệt bị quá khô... dẫn đến máy sẽ bị nóng quá mức cho phép xảy ra hiện tượng "quá nhiệt". Hiện tượng này kéo dài sẽ dẫn đến lỗi các chip quan trọng trên main như CPU, chip VGA, chip cầu Bắc, chip cầu NAM...

Tốt nhất là bạn nên dùng các trình dạng đo nhiệt độ máy để theo dõi và định kỳ "bảo trì, vệ sinh" máy giúp máy mát hơn và hoạt động tốt hơn.

Nếu bạn có thể tự làm theo các hướng dẫn bên trên, tự vệ sinh máy, làm tản nhiệt... mà vẫn không giải quyết được vấn đề thì xin chia buồn nhé. Máy bạn đã bị lỗi các thiết bị phần cứng bên trong. Và cần phải mang máy đến "trung tâm sửa chữa" để các kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẽ test và tìm ra nguyên nhân cụ thể và cách xử lý.