Nói chung thì tất cả các nhãn hiệu, dù là nhập khẩu hay lắp ráp trong nước đều có chất lượng gần như nhau. Sự khác biệt chỉ còn về giá tiền mà thôi.
Tất cả các linh kiện nhập về VN lắp ráp đều từ 1 lò ra cả. Hầu hết các block đang sử dụng cho máy lạnh hiện nay ở VN đều là của Matsushita cả và nhập từ Thái Lan hoặc Malaysia. Một số model khác có công suất từ lớn đến rất lớn và 1 số brand của Mỹ thì dùng block Copeland (Global Corp., Headquarter in USA). Hàng nhập khẩu cũng thế.
Hầu hết các loại điều hòa có tính năng Ionizer đều chỉ để... cho vui. Thực tế Ionizer chả có tác dụng gì cả, với đk môi trường của VN. Với đk môi trường của VN thì cần một máy Ion hóa có công suất lớn hơn nhiều so với cái thứ đồ tích hợp trong các loại máy đh thì mới ăn thua.
Một số nhãn hiệu đh có cả 2 loại là nhập khẩu nguyên chiếc và lắp ráp trong nước. Điển hình là Carrier, Sanyo, và 1 số brand khác..
Một số loại máy đh bị hàng Tàu nhái mẫu mã kiểu dáng đến gần ... 80% nhưng mà thật đấy - theo thống kê của buổi hội thảo tổ chức bởi các nhà sx ĐHKK VN hồi tháng 5/2006 tại HN.Điển hình là Panasonic và National. Hàng biên giới nhập lậu mang về HN rồi dán tem, nhãn. Bây giờ hầu như không còn dán nhãn nữa mà họ phun sơn thẳng lên như hàng xịn . Và thực tế thì Panasonic và National không còn giữ được sự vượt trội như xưa nữa.
Riêng Panasonic trên thị trường miền Bắc thì 70-75% không phải là hàng thật (bị giả 100% bằng cách thay nhãn mác, hoặc bị đổi ruột. Số liệu được tính dựa trên tỉ lệ giữa số lượng máy nhập vào qua nhà phân phối chính thức và số lượng máy tiêu thụ trên thị trường từ quý 1 năm 2003 cho đến hết quý 1 năm 2006)
Một số cửa hàng tại HN chào bán loại đh Panasonic sx tại TQ với giá khá hời: 12.000 BTU chỉ có 4tr8 --> he he, hàng đểu đấy, đừng tin!
Giá máy của LG khá cao, một số model cao cấp thiết kế khá đẹp, như dòng ArtCool (và cũng cao xèng, dĩ nhiên :D) Các model mới của LG hầu hết sử dụng cánh tản nhiệt có mạ vàng (theo như thông tin của nhà sx) -> tuổi thọ lưới tản nhiệt cao hơn một chút. Cái này phải chờ 3 năm nữa mới kiểm chứng được.
Mua điều hòa chủ yếu anh em căn vào diện tích phòng và túi tiền của mình thì hơn là theo danh tiếng của nhãn hiệu. Nhớ xem xét kỹ thời gian và chế độ bảo hành (thường là 1 hoặc 2 năm, 1 số loại lên đến 5 năm theo chế độ chính hãng). Và theo nội thất của phòng nữa mà chọn loại treo tường hoặc tủ. Loại tủ thì đắt hơn, và chỉ có công suất từ 24.00 BTU trở lên.
Đừng ham mua đồ Tàu, rẻ 1 tí (tính cho kỹ thì không rẻ đâu) nhưng chỉ được 1 vài năm là rệu rã ngay. Nếu là dân thợ biết chọn đồ thì không nói làm gì, nhưng gà thì lãnh đủ.
Dưới đây là bảng tham khảo các thông số liên quan giữa Công suất và Diện tích thích hợp khi chọn máy đh (thông số chỉ có tính tương đối vì còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa như độ cao phòng, các vật gây gia tăng hay thất thoát nhiệt, v.v... )
CÔNG SUẤT | DIỆN TÍCH THÍCH HỢP
9.000 BTU <=> < 15 m2
12.000 <=> < 20
18.000 <=> < 30
24.000 - 27.000 <=> < 40
Các loại có công suất lớn hơn nữa thì tùy theo tình hình thực tế. Công suất cao hơn thường có các mức: 35.000 - 36.000, 45.000 - 48.000, 54.000 BTU, ...
Điểm mặt các nhãn hiệu thông dụng tại thị trường VN thì có một số các tên tuổi sau (danh sách không sắp xếp theo thứ tự nào cả)
Lắp ráp trong nước gồm có:
Nagakawa (LD Nagakawa Vietnam - Japan, nhà máy ở Vĩnh Phúc)
Funiki (do Hòa Phát lắp ráp)
LG (by LG Vietnam Ltd - Hải Phòng)
Samsung (Samsung Vietnam)
Tomishi (by Minh Thành Co. Ltd)
Vietnam AirCon (x nhớ của thằng nào? sẽ update sau)
Carrier (Carrier Vietnam - Đông Anh)
Sharp
Electrolux
Nikko (Nikko Vietnam - Hưng Yên)
Mitsustar
Sanyo Vietnam (Cty Điện máy Gia dụng Việt Nam - Đồng Nai)
Corona (Cty Kim Đỉnh - Láng Hòa Lạc)
Galaxy
Daewoo (Daewoo Hanel - Sài Đồng)
Hanel (Daewoo Hanel - Sài Đồng)
Ariston
Reetech
Domco-Winter
... (còn khoảng ~30 tên nữa, gõ mệt lém [ ] )
Nhập khẩu nguyên chiếc gồm có:
Mitsubishi (Heavy Industries || Electrics) (from Thailand)
Fujitsu
Fujitsu Genral
General (Thailand)
Panasonic (Thailand or Malaysia)
National (Thailand or Malaysia or China)
Toytomi (Japan)
Sanyo (Singapore)
Hitachi (Malaysia)
Daikin (Thailand)
FujiAire (Malaysia)
Atlanta (Malaysia)
Carrier (update sau)
York (Thailand)
... (còn nhiều nữa, nổi tiếng và/hoặc chưa bao giờ biết đến :D)
Hàng nhập khẩu từ Nhật Bản hiện nay rất ít, giá khá cao. Đa phần hàng nhập từ các nước ASEAN, lý do đơn giản chỉ là: thuế! Hehe :D
Nếu không kể đến đồ Tung Của nhập lậu thì thật là thiếu sót nhớn:
KW
Denso
Macro
Duluxe
Hajer
Toshilmo
Gree
Geneximco
Midia
Changhong
Sanoon
Haler
Baron
Nếu liệt kê đầy đủ các thương hiệu máy lạnh đang bán trên thị trường VN thì danh sách sẽ kéo dài không dưới 100, một con số hơi bị ấn tượng.
Next
« Prev Post
« Prev Post
Previous
Next Post »
Next Post »
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)