Hiển thị các bài đăng có nhãn Desktop. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Desktop. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách xem liệu ổ cứng sắp “chết” chưa

Ổ cứng sử dụng công nghệ S.M.A.R.T (Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology) để đánh giá độ tin cậy và xác định xem liệu chúng đã sắp hỏng chưa. Bạn có thể xem dữ liệu S.M.A.R.T của ổ cứng để biết thông tin.

Thật không may, Windows không có công cụ tích hợp dễ sử dụng hiển thị dữ liệu SMART của đĩa cứng. Chúng ta sẽ cần công cụ của bên thứ ba để xem thông tin này, mặc dù có cách để kiểm tra tình trạng SMART từ dấu nhắc lệnh.

1. Sử dụng CrystalDiskInfo
CrystalDiskInfo là một chương trình nguồn mở, dễ sử dụng, có thể nhanh chóng hiển thị tình trạng SMART mà ổ cứng của bạn báo cáo trong Windows. Bạn có thể tải CrystalDiskInfo về miễn phí http://crystalmark.info/software/CrystalDiskInfo/index-e.html. Tuy nhiên, hãy nhớ bỏ chọn widget trình duyệt khi cài đặt nó.

Một khi đã được cài đặt, bạn chỉ cần khởi chạy ứng dụng CrystalDiskInfo để xem thông tin trạng thái SMART của ổ cứng. Nếu tất cả mọi thứ đều ổn, bạn sẽ thấy hiển thị tình trạng Good (tốt).
CrystalDiskInfo cũng hiển thị các thông tin khác về ổ cứng của bạn, bao gồm cả nhiệt độ hiện tại và nhiều thông số kỹ thuật phần cứng. Nếu có vấn đề xảy ra, bạn có thể xác định chính xác ổ cứng ‘bị’ cái gì.

Bạn có thể kích hoạt các tùy chọn để CrystalDiskInfo luôn luôn chạy ở chế độ nền (Function > Resident để giữ CrystalDiskInfo chạy trong khay hệ thống, Function > Startup để CrystalDiskInfo tự động khởi chạy với máy tính). Nếu trạng thái S.M.A.R.T của bạn thay đổi, CrystalDiskInfo sẽ tự động hiện lên và cảnh báo bạn.

2. Kiểm tra S.M.A.R.T không cần công cụ của bên thứ ba
Để kiểm tra S.M.A.R.T nhanh mà không cần cài đặt bất kỳ phần mềm của bên thứ ba nào, bạn có thể sử dụng một số lệnh trong Windows. Trước tiên, hãy mở cửa sổ Command Prompt ra (nhấn phím Windows > gõ Command Prompt > nhấn Enter).
Trong cửa sổ Command Prompt, gõ các lệnh sau (nhấn Enter sau mỗi lệnh):
wmic
diskdrive get status


Nếu mọi thứ đều ổn, bạn sẽ thấy hiển thị tình trạng OK. Nếu không, những trạng thái khác có thể lấy thông tin SMART chỉ ra vấn đề hoặc lỗi.

3. Giúp với, ổ cứng của tôi sắp “chết”!
Nếu đã sử dụng 1 trong 2 công cụ trên - hoặc một chương trình có uy tín nào đó - và thấy có lỗi, điều này không có nghĩa là ổ cứng của bạn sẽ hỏng ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu có lỗi S.M.A.R.T, bạn nên giả sử rằng ổ cứng của mình đang trong quá trình hỏng. Việc hỏng hoàn toàn có thể đến trong một vài phút, một vài tháng, hoặc một vài năm tới.
Đảm bảo là bạn có các bản sao lưu cập nhật của tất cả tập tin được lưu trên đĩa khác, chẳng hạn như ổ cứng gắn ngoài hoặc đĩa CD/DVD. Với các tập tin đã được sao lưu đúng cách, bạn nên cân nhắc thay thế ổ cứng của mình càng sớm càng tốt.

Nguồn ATX: Các lỗi thường gặp

Bộ nguồn ATX và các lỗi thường gặp:
Dạo quanh các forum thì thấy rất rất nhiều bài viết về bộ nguồn. Chung quy đại khái là: cấu tạo bộ nguồn, công suất thực, công suất dỏm... Nguồn noname, Trung Quốc, rồi ca ngợi khen hay khoe nguồn xịn, công suất thực, đắt tiền.

Nhưng trên thực tế, nếu dạo quanh các cửa hàng bán máy vi tính khu vực Tôn Thất Tùng, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Cách Mạng Tháng Tám... thì lượng máy tính bán ra gần như 100% là xài các bộ nguồn thuộc loại noname, Trung Quốc.

Dễ thấy, khi bạn mang một bộ nguồn đi bảo hành thì nhân viên bảo hành chỉ ghi vào biên nhận là: nguồn PIV-420W là xong. Khi trả thường thì trả đúng PIV-420W (không quan tâm đến nhãn ghi bên ngòai là hiệu gì) còn không thì trả một nguồn khác PIV-450W là người dùng càng khoái chứ sao.
Vấn đề tôi muốn đặt ra là từ trước giờ chúng ta đã "Sống chung với lũ" và bài viết này cũng chủ yếu xoay quanh việc xử lý khắc phục các lỗi các bộ nguồn thông dụng này.

1. Về công suất:

Nếu bạn mua một bộ máy mới thì nhân viên bán hàng thường tư vấn bạn chọn một Case + Bộ nguồn (PSU) thích hợp theo tư vấn này bạn nên dự trù thêm chút đĩnh. Ví dụ nếu 450W thì bạn nên yêu cầu thêm 500W hay 600W chẵng hạn.

Cách tính thì đơn giãn thôi, đa số người dùng ít quan tâm đến bên trong máy có gì phần lớn chỉ nhìn những con số ví dụ PIV- 3.2Gz, 512MB RAM, 200GB HDD

Thêm một yếu tố tâm lý: nếu một cửa hàng bán máy (đúng hơn là nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn) có kinh nghiệm đều chọn cho bạn 1 bộ nguồn phù hợp vì lý do úy tính mà. Dễ thấy những nhân viên tư vấn có kinh nghiệm này có người đã có thâm niên gần 20 năm. Đó là lý do Phong Vũ luôn đông khách.

2. Các pan về công suất:

a. Máy mới ráp:
Đối với những người dùng thiếu kinh nghiệm nhưng lại thích tự mình chọn mua linh kiện về láp ráp thì rất dễ chọn một bộ nguồn thiếu công suất dẫn đến máy chạy không ổn định. Pan này lại khó xác định vì biết đâu do người đó lại chọn nhầm những linh kiện giá rẽ kém chất lượng vv... nên cũng đành bó tay. Chỉ có một lời khuyên duy nhất nếu bạn tự chọn mua và ráp một máy tính mà chạy không ổn định thì thử mua một bộ nguồn khác mạnh hơn để thử.

b. Mới nâng cấp thêm thành phần nào đó:
Nếu bạn thêm RAM thay thay card VGA mạnh hơn nhiều RAM hơn, thêm ổ CD/DVD ReWrite nói chung là bô nguồn sẽ phải gánh tải thêm 1 hoặc nhiều thiết bị làm cho quá tải bộ nguồn. Máy chạy chập chờn không ổn định. Nếu tháo bỏ những cái mới thêy/ thay trả về tình trạng cũ mà máy chạy ổn thì 100% do nguồn quá tải, thiếu công suất. Thay bộ nguồn mới công suất cao hơn là OK.

c. Máy đang sử dụng:
- Máy sử dụng đã lâu (chừng trên 1 năm) dạo này hơi bất ổn, chập chờn... sau khi lọai trừ các yếu tố thuộc về phần mềm như: bị virus, lỗi phần mềm, lỗi Hệ điều hành Windows... Các lỗi chập chờn còn do RAM, HDD, Main ... nhưng bạn sẽ kiểm tra xem có phải do bộ nguồn không.

* Cách kiểm tra xem bộ nguồn có bị yếu công suất hay không:

- Rất đơn giản chỉ cần "giảm tải" cho bộ nguồn, tháo bỏ (chỉ cần tháo cáp nguồn và cáp tín hiệu) của các thiết bị phụ như CD/DVD, FDD, các thiết bị kết nối qua USB như Webcam, USB Driver, bớt RAM (nếu máy gắn từ 2 thanh trở lên) tháo cả VGA rời (nếu máy bạn có cả VGA on board) chỉ chừa lại những thành phần tối thiểu để vận hành. Nếu máy ổn định trở lại thì 100% phải thay bộ nguồn mới công suất cao hơn cho chắc ăn.

3. Cán pan "hiền" nóng máy, hoặc chạy nóng treo máy:

- Nhiều trường hợp nguồn chạy nhưng quạt làm mát của bộ nguồn không chạy sẽ dẫn đến máy chạy đến khi nóng thì khùng khùng. Đơn giản kiểm tra coi quạt có quay hay không -> thay quạt là OK.

4. Các Pan dữ như cháy, nổ, khét... nói chung là im luôn:

- Các pan này thì rất dễ phát hiện vì "dữ" mà "đùng", bóc khói, bóc mùi... rồi im luôn. Cái này với người dùng thì quá dễ, thay mới là xong. Tuy nhiên trước khi thay cần test lại thử cho chắc ăn.

* Cách kiểm tra bộ nguồn rời còn chạy hay không:
- Cái này thì tôi từng có bài hướng dẫn riêng, và nhiều bài viết trên WEB đã hướng dẫn nên tôi chỉ nhắc lại. Socket nguồn ATX thường có 20 pin trong đó được chia làm nhiều màu khác nhau theo quy chuẩn như sau: màu vàng (12V), màu đỏ (5V), màu cam (3.3V), màu đen (0V) là các đường quan trọng chính. Các đường phụ khác cần quan tâm chỉ là Xanh lá (Power ON) Tím (5V Stand by).

- Nếu bạn có kiết thức về điện tử cơ bản thì khi cắm dây điện nguồn vào bộ nguồn rời (chỉ có bộ nguồn không thôi), nếu bộ nguồn OK thì đường màu tím phải có 5V và đường màu xanh lá ở mức cao (2.2V - 5V). Lúc này nguồn đã họat động ở chế độ Stand By (Như thể Tivi mà bạn dùng Remot tắt vẫn còn đèn báo Stand By) dĩ nhiên toàn bộ các đường khác đều không có điện.

- Để kích cho nguồn chạy ta lấy đường màu xanh lá này chập với 1 đường màu đen (0V) có thể dùng một đoạn dây điện ngắn để nốt tắt qua 2 lỗ màu tương ứng của socket 20 pin dã nêu trên. Lập tức nguồn sẽ chạy và tất cả các đường còn lại đều có điện tương ứng. Nếu có VOM ta có thể đo từng đường ra tương ứng còn không thấy quạt quay là OK.

5. Các pan linh tinh khác:

- Các pan này rất khó hiểu nhưng cũng xin liệt kê để ai đó có khi mắc phải.
- Máy chạy bình thường, tắt máy cẩn thận, đến khi cần dùng bấm power thì máy không lên. Im re. Cái này làm cho tôi nhớ lại bài viết "Làm gì khi máy tính không hình không tiếng" trước đây. Đừng vội bi quan, rút dây cắm điện 220V ra trở đầu cắm lại. Nếu vẫn không cải thiện. Tháo nắp thùng máy, rút socket nguồn 20 pin trên main ra cắm vô, thử lại. Pan này thường thấy nhưng khu vực điện lưới chập chờn, vụt cao lên hoặc hay bị cúp điện đột xuất. Để hạn chế pan này, sau khi dùng máy xong nên rút dây cắm nguồn đừng ngâm điện cho máy Stand by.

6. Các pan dành cho "vọc sỹ":

- Dĩ nhiên, đây là khu vực nâng cao dành cho các vọc sỹ có kiến thức về điện tử cơ bản để có thể tháo nắp bộ nguồn ra ra "vọc" tiếp.
- Phù tụ: Pan này ở bài viết về Main tôi đã đề cập rồi, nhắc lại chủ yếu 2 hoặc 1 tụ lọc nguồn 220V vào (to dùng) rất dễ bị phù. Các tụ ngõ ra cũng rất dễ phù.
- Chết các diod nắng điện vào 220V, các diod nắng điện ngõ ra (Diod xung) 5V, 12V, -5V, -12V.
- Chết Transistor hoặc Mosfet công suất.
- Chết các trở cầu chì (hơi khó tìm vì nó nằm gần như khắp mạch)
- Còn lại như IC dao động, dò sai, các diod zener, transistor khác... là "vọc sỹ" cũng bó tay.

Monitor - Những lỗi thường gặp và cách khắc phục

Khái niệm: 
Monitor là cái "tivi" để phía trước cái đầu CPU mà dân nông thôn hay gọi như vậy.

Phân loại:
- Theo cấu tạo: Loại phổ biến dùng đèn CRT (như tivi) hoặc loại tinh thể lõng (LCD) là loại cao cấp hơn dành cho người nhiều tiền hơn.
- Theo đời máy: củ hơn - đời củ, mới hơn - đời mới, hàng tàu (Sec - lọai xài rồi nhập về bán giá rẻ cho người ít tiền) hàng thùng (nhập khẩu mới - hoặc sản xuất láp ráp trog nước).

Các lỗi thường gặp của monitor: Tùy lọai mà nó sẽ có những pan cơ bản riêng. Ở đây tôi sẽ phân tích pan của CRT trước vì nó thông dụng hơn.

1. Lỗi màu không đúng, vào xem phim thì rổ rổ như là không đúng, không đủ màu. Đối với người có kinh nghiệm sử dụng máy tính thì dễ thấy đây là pan chưa nhận đúng driver Card màn hình.

2. Mất hẳng một màu, hoặc chỉ còn một màu:
- Do lõng cáp, cắm chắc lại là OK.
- Nhưng sau nhiều lần cắm vẫn bị, Có thể dây nối tính hiệu bị đứt ruột bên trong.
- Nếu thay dây khác mà vẫn bị. Bo màu bên trong bị hở mối hàn.
- Nếu chấm mạch các mối hàng vẫn còn bị. Các transitor công suất màu, IC giải mã màu ... nói chung là bo giải mã màu hay bo màu có vấn đề.
- Nếu đã kiểm tra Bo màu "tương đối" OK mà vẫn còn bị thì bạn nên nghĩ đến việc bóng đèn hình CRT bị chết tia. (Cái này là nặng nhất của pan này. Vì thay đèn hình như là mua một cái CRT khác vã lại bây giờ ít ai chịu thay vì nếu thay thì chất lượng có thể sẽ kém hơn mua một monitor hàng Sec cùng lọai với giá mua hơn giá thay bóng chút xíu thôi.)

3. Hình bị giật giật, chóp chóp lúc có, lúc không, lúc mất màu lúc bình thường:
- Bị lõng dây
- Nếu đã kiểm tra dây xong, vẫn bị: dùng tay gõ nhẹ (đập nhẹ thì đúng hơn) máy sẽ chóp, giựt nhiều hơn. Máy bị hở mạch toàn bộ. Tháo máy chấm mối hàng lại tính tiếp.

4. Máy nhòe chữ không đọc nỗi bật lên để chừng 15 phút mới rỏ lại bình thường: Máy bị ẩm kilo - do để máy trong môi trường ẩm ước, máy lạnh mà ít dùng. Thay kilo

5. Máy mới bật thì rỏ nhưng vài ba phút sau thì nhòe đến không đọc nỗi: Bị "tuột bô", độ "bô" lại hoặc thay cả biến thế "Fly Back".

6. Có chổ thì rỏ, có chổ thì chữ bị nhòe: Hư "dốc" hoặc đã thay bóng, thay "dốc". Nếu mua máy củ mà gặp cái này thì Bye đừng đụng vào. Rất khó tìm được một cái "dốc" cho tương xứng với đèn hình CRT của mình.

7. Hơi tối, mờ nhưng chỉnh sáng lên thì màn hình cứ hoắc lên không rỏ lắm và nhìn nhức mắt: Bóng yếu, tốt nhất là chạy thật xa khi gặp lọai này.