Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ Thuật Máy Tính. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ Thuật Máy Tính. Hiển thị tất cả bài đăng

9 tinh chỉnh Group Policy Editor tối ưu hoá cho Windows 8

Có nhiều cách mà người dùng có thể tinh chỉnh Windows, nhằm tìm kiếm cách cải thiện hiệu suất, cải thiện an ninh hoặc thay đổi sự xuất hiện của những tính năng không cần thiết.
Một số thiết lập có thể được thay đổi thông qua Control Panel, một số thì sử dụng các công cụ của bên thứ ba hoặc chỉnh sửa registry. Nhưng nếu bạn sử dụng phiên bản Windows 8 Professional thì thông qua Group Policy Editor có sẵn, người dùng có thể dễ dàng can thiệp vào nhiều tính năng quan trọng của hệ thống.

Trong Windows 8, bạn bấm tổ hợp phím Windows+R, sau đó gõ lệnh gpedit.msc rồi nhấn Enter. Cửa sổ Local Group Policy Editor hiển thị để bạn tiến hành thay đổi các thiết lập cho hệ thống.

1. Ngăn chặn truy cập các tính năng trong Control Panel

Có rất nhiều lý do để chặn người dùng khác truy cập các tính năng trong Control Panel, nhằm tránh họ có thể thay đổi các thiết lập mà bạn đã đưa ra. Bạn có thể giải quyết vấn đề này theo hai cách, một là ngăn chặn truy cập vào các tính năng đặc biệt và hai là chỉ cung cấp quyền truy cập vào các tính năng cụ thể trong Control Panel.


Trong cửa sổ Group Policy Editor, bạn truy cập đến mục Local Computer Policy\User Configuration\Administrative Templates\Control Panel. Sau đó kích đúp vào mục "Hide specified Control Panel items" nếu muốn ẩn các mục theo quy định trong Control Panel hoặc "Show only specified Control Panel Item" để chỉ hiển thị các mục theo quy định ở bên phải. Trong cả hai tuỳ chọn bạn đều kích chọn mục Enabled để kích hoạt tính năng này lên. Bây giờ bạn chỉ cần bấm nút Show cho mỗi tính năng mà bạn muốn hiển thị hoặc ẩn khỏi Control Panel.

2. Vô hiệu hoá Aero Shake

Nếu vì lý do nào đó bạn không thích sử dụng hiệu ứng này, bạn có thể vô hiệu hoá tính năng này dễ dàng bằng cách: Trong cửa sổ Group Policy Editor bạn điều hướng đến mục Local Computer Policy\User Configuration\Administrative Templates\Desktop. Sau đó kích đúp chuột vào mục "Turn off Aero Shake windows minimizing mouse gesture" ở bên phải, rồi kích vào tùy chọn Enabled, sau đó bấm nút OK để áp dụng.


3. Tắt thông báo

Windows 8 cung cấp cho người dùng một cách mới để hiển thị thông báo. Ứng dụng Modern có thể tạo ra các thông báo xuất hiện phía trên bên phải của màn hình. Nếu bạn không muốn hiển thị thông báo này nữa, trong cửa sổ Group Policy Editor bạn điều hướng đến mục Local Computer Policy\User Configuration\Administrative Templates\Start Menu and Taskbar\Notifications. Sau đó kích đúp vào mục "Turn off toast notifications", rồi kích vào tuỳ chọn Enabled và bấn nút OK để áp dụng.

4. Khóa Startup

Có nhiều cách khác nhau, trong đó bao gồm các chương trình và các “kịch bản” mà người dùng có thể cấu hình để khởi động cùng với Windows. Group Policy Editor cung cấp cho người dùng một cách nhanh chóng để ngăn chặn tất cả các chương trình và “kịch bản” mà người dùng thiết lập khởi động cùng Windows bằng cách truy cập vào mục Local Computer Policy\User Configuration\Administrative Templates\System\Logon.


Sau đó kích đúp vào mục "Do not process the legacy run list" và "Do not process the run once list". Trong đó cả hai tuỳ chọn này bạn đều phải kích chọn mục Enabled để áp dụng thay đổi.

 

5. Khoá không cho truy cập các thiết bị lưu trữ di động

Các ổ đĩa di động như USB là rất hữu ích để sao chép và lưu trữ dữ liệu, nhưng đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân lớn khiến virus lây sang hệ thống. Do đó để ngăn chặn việc truy cập các thiết bị lưu trữ di động trên hệ thống, bạn truy cập vào mục Local Computer Policy\User Configuration\Administrative Templates\System\Removable Storage Media.


Trong đó khung bên phải cung cấp cho bạn rất nhiều tuỳ chọn, cho phép bạn vô hiệu hoá hoàn toàn, thay đổi các thiết lập như chỉ cho đọc, (Read), cho ghi tuỳ theo nhu cầu sử dụng của người dùng.

 

6. Ngăn chặn tiết lộ mật khẩu

Một tính năng mới của Windows 8 là loại bỏ các dấu sao (*) khi bạn nhập mật khẩu truy cập hệ thống, tức là lúc này hộp thoại mật khẩu sẽ hiển thị chi tiết ký tự, ký hiệu… mật khẩu mà bạn nhập vào thay vì dấu sao (*). Điều này có thể sẽ rất hữu ích và để đảm bảo rằng mật khẩu được nhập chính xác nhưng là một nguy có thể làm lộ mật khẩu của người dùng.


Do đó bạn có thể vô hiệu hoá tính năng hiển thị mật khẩu này bằng cách truy cập vào mục Local Computer Policy\User Configuration\Administrative Templates\Windows Components\Credential Interface. Sau đó kích đúp vào tuỳ chọn "Do no display the password reveal button" ở bên phải, trong hộp thoại xuất hiện, bạn kích vào tuỳ chọn Enable rồi bấm nút OK để áp dụng.

 

7. Thu nhỏ thanh công cụ Ribbon trong Explorer

Giao diện Windows 8 Ribbon được áp dụng chung cho giao diện người dùng, nhưng có vẻ chưa thật sự hợp lý đối với những người sử dụng ưa thích sự đơn giản, bởi vì chúng quá “cồng kềnh” so với giao diện cũ thường thấy ở Windows Vista hoặc Windows 7. Vì vậy thông qua Group Policy Editor, người dùng có thể thiết lập để thu nhỏ thanh công cụ Ribbon trong Explorer theo mặc định. Tất cả những gì bạn cần làm là duyệt đến mục Local Computer Policy\User Configuration\Administrative Templates\Windows Components\File Explorer.


Sau đó kích đúp vào mục "Start File Explorer with ribbon minimized". Trong hộp thoại xuất hiện bạn kích vào tuỳ chọn Enbale, rồi bấm nút OK để áp dụng.

 

8. Tùy chỉnh Places Bar

Thanh Places Bar cho phép người dùng nhanh chóng truy cập vào các mục mà bạn thường xuyên sử dụng trên ổ cứng của bạn, nhưng rất ít người biết cách thêm hay thay đổi vị trí hiển thị mặc định của các mục trong đó. Để tiến hành thay đổi, trong cửa sổ Group Policy Editor, bạn truy cập đến mục Local Computer Policy\User Configuration\Administrative Templates\Windows Components\File Explorer.


Rồi mở nhánh Open File Dialog và kích đúp vào mục "Items displayed in the Place Bar", chọn Enabled trong hộp thoại xuất hiện và sau đó nhập tối đa 5 địa điểm bạn muốn hiển thị trong Places Bar rồi bấm nút OK để áp dụng.

 

9. Không cho phục hồi tab đã đóng trong Internet Explorer

Tùy chọn để khôi phục lại các tab từ phiên duyệt web trước trong Internet Explorer chắc chắn là hữu ích, nhưng trong trường hợp bạn sử dụng một máy tính được chia sẻ với nhiều người thì đây lại là một mối đe dọa bảo mật, bởi người khác sẽ dễ dàng biết bạn đã truy cập những trang nào trước khi đó trình duyệt. Để ngăn chặn điều này, bạn truy cập vào mục Local Computer Policy\User Configuration\Administrative Templates\Windows Components\Internet Explorer.
Rồi kích đúp vào tuỳ chọn "Turn off Reopen Last Browsing Session" ở khung bên phải, sau đó bấm nút Enbale và bấm nút OK để áp dụng.

Tất cả các thay đổi trên người dùng không cần phải khởi động lại máy tính của bạn để các thay đổi có hiệu lực mà chỉ cần bấm tổ hợp phím Windows+R rồi gõ lệnh gpupdate/force và nhấn Enter để áp dụng là xong.

5 dấu hiệu nhận biết laptop sắp “chết” và cách xử lý

Khi một chiếc xe hơi có vấn đề, bạn có thể nhận ra nhờ các dấu hiệu như những tiếng động lọc sọc từ dưới mui xe, khói đen kịt toả ra từ ống bô hoặc những tiếng lách cách kỳ lạ do xi-lanh bị nứt. Nhưng với laptop, bạn thường không dễ nhận thấy các dấu hiệu đó.
Laptop không rung lắc, không bốc khói (hy vọng là thế) khi sắp “hết hạn sử dụng”. Nhưng với một vài hướng dẫn dưới đây, ban có thể nhận ra các triệu chứng laptop đang bị “ốm” và tìm cách “vớt vát”, chứ không để đến tận khi máy đột ngột “chết”.


Triệu chứng thứ 1: pin không sạc được
Đây phần nhiều là vấn đề của pin chứ không phải của laptop. Giải pháp khá đơn giản, hãy thay pin cho máy. Bạn có thể phải mất khoảng hơn 100 USD để thay pin laptop, tuy nhiên ít nhất mức giá này vẫn rẻ hơn là thay hẳn một chiếc laptop mới, và nó cũng giúp kéo dài tuổi thọ cho laptop bởi pin là linh kiện khá quan trọng của máy.

Triệu chứng thứ 2: các phím trên bàn phím không hoạt động
Lỗi này khá thường xuyên song không kém phần nghiêm trọng, bởi ngay cả chỉ một phím không hoạt động cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn. Và nếu một phím đã “đi”, nghĩa là những phím khác cũng sắp sửa “chung số phận”, vấn đề chỉ là thời gian nữa thôi. Có thể sẽ không lâu nữa laptop của bạn sẽ không thể gõ chữ được. Vì thế hãy cố gắng giải quyết vấn đề ngay từ đầu. Bạn có thể thay thế bàn phím. Trên mạng Internet có một số hướng dẫn để bạn có thể tự thay thế bàn phím cho laptop, song nếu không tự tin và thành công, hãy đến các cửa hàng sửa chữa uy tín hoặc cơ sở bảo hành của chính hãng để thay thế.

Triệu chứng thứ 3: một số điểm ảnh bị đông cứng hoặc màn hình xuất hiện các đường sọc khó hiểu
Điều này phụ thuộc vào số điểm ảnh và kích cỡ các đường thẳng, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn và có thể là một dấu hiệu cho thấy laptop sắp bị hỏng. Tốt nhất bạn hãy đưa máy đến một cửa hàng sửa chữa laptop đáng tin cậy để họ có thể xem xét vấn đề thay màn hình. Nếu bạn phải chi ra số tiền lên tới vài trăm USD, có thể tốt hơn là bạn nên thay thế một chiếc máy mới, chứ không phải chỉ có màn hình mới.

Triệu chứng thứ 4: mỗi lần bấm chuột lại có tiếng động lớn và ổ cứng truy cập rất chậm
Đây là vấn đề nghiêm trọng. “Cái click của thần chết” này nghĩa là ổ cứng của bạn sắp sửa ra đi. Tốt nhất, bạn nên sao lưu toàn bộ dữ liệu quan trọng ra một ổ cứng ngoài ngay lập tức. Sau đó tìm hiểu thay thế ổ cứng, lý tưởng nhất là ổ SSD. Nếu không còn dấu hiệu gì nữa, bạn có thể yên tâm với chiếc laptop sau khi đã thay ổ cứng.

Triệu chứng thứ 5: máy quá nóng khiến nó thỉnh thoảng tắt máy và hệ thống trục trặc
Máy nóng bất thường có thể khiến một số linh kiện bị hỏng hóc và giảm tuổi thọ chung của máy. Đây có thể là vấn đề của quạt gió. Hãy thử tìm cách thổi hết bụi bám trên các lỗ làm mát của laptop. Nhưng nếu quạt gió không hoạt động, chắc chắn bạn sẽ phải đưa laptop đi sửa.

Tóm lại, laptop có thể là công cụ làm việc có giá trị nhất (về mặt tài sản) của bạn vì thế hãy lưu ý các dấu hiệu hỏng hóc của máy để kịp thời sửa chữa. Song điều quan trọng hơn, nếu bỏ qua những dấu hiệu này, rất có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong công việc, sự nghiệp khi bỗng dưng đang vào lúc cần làm việc nhất, chiếc máy lại “dở chứng”, đặc biệt là các dữ liệu lưu trong máy nếu không có phương pháp dự phòng, bạn sẽ khó lấy chúng ra vào lúc cần nhất này.

Cách xem liệu ổ cứng sắp “chết” chưa

Ổ cứng sử dụng công nghệ S.M.A.R.T (Self-Monitoring, Analysis, and Reporting Technology) để đánh giá độ tin cậy và xác định xem liệu chúng đã sắp hỏng chưa. Bạn có thể xem dữ liệu S.M.A.R.T của ổ cứng để biết thông tin.

Thật không may, Windows không có công cụ tích hợp dễ sử dụng hiển thị dữ liệu SMART của đĩa cứng. Chúng ta sẽ cần công cụ của bên thứ ba để xem thông tin này, mặc dù có cách để kiểm tra tình trạng SMART từ dấu nhắc lệnh.

1. Sử dụng CrystalDiskInfo
CrystalDiskInfo là một chương trình nguồn mở, dễ sử dụng, có thể nhanh chóng hiển thị tình trạng SMART mà ổ cứng của bạn báo cáo trong Windows. Bạn có thể tải CrystalDiskInfo về miễn phí http://crystalmark.info/software/CrystalDiskInfo/index-e.html. Tuy nhiên, hãy nhớ bỏ chọn widget trình duyệt khi cài đặt nó.

Một khi đã được cài đặt, bạn chỉ cần khởi chạy ứng dụng CrystalDiskInfo để xem thông tin trạng thái SMART của ổ cứng. Nếu tất cả mọi thứ đều ổn, bạn sẽ thấy hiển thị tình trạng Good (tốt).
CrystalDiskInfo cũng hiển thị các thông tin khác về ổ cứng của bạn, bao gồm cả nhiệt độ hiện tại và nhiều thông số kỹ thuật phần cứng. Nếu có vấn đề xảy ra, bạn có thể xác định chính xác ổ cứng ‘bị’ cái gì.

Bạn có thể kích hoạt các tùy chọn để CrystalDiskInfo luôn luôn chạy ở chế độ nền (Function > Resident để giữ CrystalDiskInfo chạy trong khay hệ thống, Function > Startup để CrystalDiskInfo tự động khởi chạy với máy tính). Nếu trạng thái S.M.A.R.T của bạn thay đổi, CrystalDiskInfo sẽ tự động hiện lên và cảnh báo bạn.

2. Kiểm tra S.M.A.R.T không cần công cụ của bên thứ ba
Để kiểm tra S.M.A.R.T nhanh mà không cần cài đặt bất kỳ phần mềm của bên thứ ba nào, bạn có thể sử dụng một số lệnh trong Windows. Trước tiên, hãy mở cửa sổ Command Prompt ra (nhấn phím Windows > gõ Command Prompt > nhấn Enter).
Trong cửa sổ Command Prompt, gõ các lệnh sau (nhấn Enter sau mỗi lệnh):
wmic
diskdrive get status


Nếu mọi thứ đều ổn, bạn sẽ thấy hiển thị tình trạng OK. Nếu không, những trạng thái khác có thể lấy thông tin SMART chỉ ra vấn đề hoặc lỗi.

3. Giúp với, ổ cứng của tôi sắp “chết”!
Nếu đã sử dụng 1 trong 2 công cụ trên - hoặc một chương trình có uy tín nào đó - và thấy có lỗi, điều này không có nghĩa là ổ cứng của bạn sẽ hỏng ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu có lỗi S.M.A.R.T, bạn nên giả sử rằng ổ cứng của mình đang trong quá trình hỏng. Việc hỏng hoàn toàn có thể đến trong một vài phút, một vài tháng, hoặc một vài năm tới.
Đảm bảo là bạn có các bản sao lưu cập nhật của tất cả tập tin được lưu trên đĩa khác, chẳng hạn như ổ cứng gắn ngoài hoặc đĩa CD/DVD. Với các tập tin đã được sao lưu đúng cách, bạn nên cân nhắc thay thế ổ cứng của mình càng sớm càng tốt.

Những cái bẫy cần lưu ý khi cài đặt phần mềm miễn phí

Khi muốn tải một phần mềm miễn phí, người dùng dễ rơi vào đủ các loại bẫy, như nút “Download” giả mạo - thực chất là các quảng cáo dụ người dùng cài đặt hàng loạt thanh công cụ (toolbar) đi kèm hoặc các loại phần mềm linh tinh khác. Sau đây là những tham khảo để tránh bị rơi vào những bẫy này.


Các đường link Download giả mạo
Khi tải phần mềm miễn phí, chiếc bẫy đầu tiên mà bạn gặp phải có thể là một đường link download giả mạo, hoặc nhiều đường link download giả mạo – trên trang web của phần mềm. Thường bạn sẽ tìm thấy các nút lớn, màu sắc sặc sỡ với dòng chữ “Free Download” hoặc “Download Now”. Đây thường chỉ là những banner quảng cáo được thiết kế bắt chước các link download thật, để lừa bạn click vào chúng và cài đặt một phần mềm khác.

Vì thế, hãy cẩn thận với những quảng cáo đang muốn lừa dụ bạn – đó là bước đầu tiên. Để nhận ra những link download giả mạo, bạn có thể đặt cảm biến chuột vào link và xem nó dẫn đến đâu. Trong ví dụ dưới đây, đường link download giả mạo dẫn đến trang web “googleadservices.com” – rõ ràng là một link quảng cáo. Nếu chúng ta đặt chuột vào đường link download thật, chúng ta sẽ thấy nó dẫn đến “winaero.com”, là trang web của phần mềm chúng ta đang muốn tải về.

Phần mềm phụ trên trang web 
Ngay cả những nhà cung cấp phần mềm hợp pháp cũng muốn lừa bạn cài đặt những phần mềm phụ mà có thể bạn không muốn.
Chẳng hạn, khi cố gắng tải phần mềm Flash Player từ trang tải chính thức của Adobe, bạn sẽ thấy phần mềm McAfee Security Scan Plus được đưa vào theo mặc định. Người dùng chấp nhận tuỳ chọn mặc định hoặc không đọc thông báo sẽ tải về phần mềm phụ này lên máy tính. Rõ ràng, McAfee đã trả tiền để Adobe đưa vào sự “kết hợp” này.
 Để tránh những bẫy này, hãy cẩn thận với các trang tải – bỏ đi bất cứ phần mềm phụ nào mà bạn không muốn cài đặt trước khi tải về.

Những phần mềm linh tinh mặc định trong các trình cài đặt
Các trình cài đặt phần mềm thường gói luôn cả các thanh công cụ trình duyệt và các phần mềm linh tinh khác. Nguyên nhân là nhà phát triển phân phối phần mềm miễn phí, và kiếm tiền bằng cách đưa cả những thứ linh tinh này vào. Một số trình cài đặt có thể còn cố gắng thay đổi trang chủ trình duyệt của bạn và mặc định công cụ tìm kiếm vào một trang chủ khác hoặc công cụ tìm kiếm khác – thường là một công cụ có trải nghiệm tệ hơn.
Đừng bị lừa vì những điều này. Khi cài đặt phần mềm, hãy cẩn thận bỏ hết mọi thanh công cụ, phần mềm linh tinh hoặc những thay đổi trang chủ, công cụ tìm kiếm. Thường là bạn có thể bỏ hết những phần phụ này trong quá trình cài đặt. Hãy đọc cẩn thận – đôi khi bạn có thể phải đánh dấu bỏ phần mềm mà bạn không muốn cài đặt, hoặc click vào nút Decline (từ chối). Các nhà phát triển hy vọng bạn sẽ nhanh chóng click và cài đặt các phần phụ - vì thế hãy thận trọng khi cài đặt phần mềm mới.

Gỡ bỏ cài đặt rác và hoàn nguyên thiết lập hệ thống của bạn
Nếu bạn trượt lên và vô tình cài đặt một số công cụ này, bạn sẽ phải loại bỏ chúng vào lúc sau. Mặc dù bạn có thể chọn không cài phần mềm bổ sung bằng cách bỏ chọn nó trong quá trình cài đặt phần mềm, song khi đã lỡ cài, sau đó bạn sẽ khó gỡ chúng ra hơn.
Ví dụ, thanh công cụ Ask đi kèm phần mềm Java của Oracle và các phần mềm khác. Sau khi bạn cài đặt phần mềm, nó đợi khoảng 10 phút rồi tự cài đặt vào máy tính. Nếu bạn vô tình chọn nó trong quá trình cài đặt và sau đó cố gắng gỡ bỏ nó, bạn sẽ không tìm thấy. Nó sẽ chỉ xuất hiện trong danh sách các phần mềm cài đặt mười phút sau đó.
Để loại bỏ các phần mềm xấu, bạn sẽ phải tìm chúng trong danh sách các chương trình cài đặt ở phần Control Panel và gỡ cài đặt. Một cài đặt xấu có thể nằm trong nhiều chương trình rác mà bạn sẽ phải loại bỏ. Bạn cũng có thể phải cài đặt thanh công cụ hoặc các phần mở rộng trình duyệt khác từ bên trong trình duyệt của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc loại bỏ một phần mềm xấu, hãy tìm kiếm giải pháp trên mạng Internet – có thể bạn sẽ cần đến một công cụ gỡ phần mềm chuyên ngành hoặc hướng dẫn.
Nếu trình cài đặt thay đổi trang chủ mặc định và công cụ tìm kiếm của trình duyệt, bạn sẽ phải sửa đổi chúng một cách thủ công. Thậm chí bạn khó sửa đổi chúng, ngay cả khi bạn đã gỡ bỏ cài đặt các phần mềm không mong muốn. Hãy vào phần thiết lập (setting) của trình duyệt để thay đổi trang chủ của bạn và công cụ tìm kiếm bạn ưa thích.
Nếu bạn gặp phải một phần mềm xấu “cứng đầu”, bạn có thể cần đến một chương trình chống gián điệp hoặc chống virus để gỡ chúng ra khỏi hệ thống.

Theo XHTT

Hướng dẫn cài đặt .Net framework 2.0


Microsoft .NET Framework là mô hình lập trình của Microsoft, nó cung cấp thư viện dùng chung hỗ trợ cho các ứng dụng được lập trình và chạy trên nền tảng .NET. Chính vì vậy mà trong một số trường hợp khi bạn cài đặt hoặc chạy một chương trình nào đó lại thấy xuất hiện thông báo yêu cầu cài đặt .NET Framework.

I/ Download .Net Framwork 2.0 tại đây

II/ Hướng dẫn cài đặt .Net Framework 2.0

Click NEXT ->


Click chọn vào I accept the terms of the License Agreement rồi sau đó click Install ->


Click vào Finish



Truy cập Disk Management trong Windows 7 và Windows 8

Disk Management là một công cụ quản lý dung lượng ổ cứng mạnh trong Windows. Không những thế, nó còn quản lý tất cả các thiết bị lưu trữ khác như: đĩa mềm, đĩa flash, ... Tuy không giàu tính năng nhưng nó khá hữu ích trong việc giúp bạn thiết lập hệ thống đĩa trong Windows một các hiệu quả nhất. Vì vậy, nếu bạn muốn thiết lập lại phân vùng ổ cứng của bạn, chẳng hạn như: tạo ổ đĩa mới, định dạng, giảm hoặc tăng dung lượng đĩa hiện thời thì Disk Management là công cụ mà bạn cần. Bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn truy cập và làm việc với Disk Management cho cả Windows 7 và Windows 8.

Để truy cập vào Disk Management trong Windows 7, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Click vào Start và chọn Control Panel.


Chọn tiếp System and Security> Administrative Tools. Trong trường hợp hiển thị các View by khác nhau, bạn có thể chọn trực tiếp Administrative Tools.


Tiếp tục chọn Computer Management.


Click vào Disk Managemet trong trình đơn Storage ở bên trái. Lúc này, tất các các ổ đĩa trong máy tính của bạn sẽ hiển thị chi tiết ở giữa cửa sổ Computer Management.


Để truy cập vào Disk Management trong Windows 8, bạn có thể thực hiện tương tự theo các bước như Windows 7. Hay đơn giản hơn, bạn chỉ cần nhấp chuột phải ở góc dưới cùng bên trái trên desktop của Windows 8 hoặc nhấn tổ hợp phím Windows  + X để chọn Disk Management.


Một cách khác dành cho cả hai Windows, bạn chỉ cần mở hộp thoại Run (Windows + R) và gõ "diskmgmt.msc".


Cửa sổ Disk Management sẽ hiện lên.


Bây giờ, bạn có thể sẵn sàng để thiết lập các ổ đĩa của mình. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận và chuẩn bị sẵn một bản sao lưu trước khi quyết định thiết lập phòng khi sự cố có thể xảy ra.

XHTT