Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ Thuật Internet. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ Thuật Internet. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách khắc phục khi mất kết nối Internet

Có rất nhiều nguyên nhân khiến máy tính không thể kết nối mạng, trong đó phổ biến nhất là những lỗi liên quan đến thiết lập tài khoản, IP, DNS, Proxy, lỗi đường truyền…

Proxy không đúng

Để tiết kiệm lượng dữ liệu tải về, kiểm soát thông tin và đảm bảo an toàn khi truy cập Internet thì một số hệ thống thiết lập thêm máy chủ proxy (tại trường học, quán cà phê...). Khi đó, nếu muốn kết nối đến Internet từ hệ thống trên, máy tính phải đặt proxy cố định theo yêu cầu.

Một trường hợp khác là người dùng sử dụng UltraSurf để vào Facebook, rồi sau đó không vào mạng được nữa. Với lỗi này, mỗi trình duyệt sẽ có những thông báo khác nhau, chẳng hạn Google Chrome là "Unable to connect to the proxy server".

Thiết lập proxy server trên Internet Explorer.
Nếu cần truy cập Internet tại những nơi có proxy, bạn hãy hỏi nhân viên hoặc những người xung quanh để địa chỉ proxy, rồi thiết lập trên trình duyệt của mình. Lưu ý, bạn nên thiết lập proxy trên Internet Explorer vì có thể dùng chung cho các trình duyệt khác và các ứng dụng như Yahoo! Messenger, Skype…

Trên giao diện chính của trình duyệt Internet Explorer, bạn vào "Tools > Internet options > Connections > LAN settings", đánh dấu chọn vào "Use a proxy server for your LAN", nhập địa chỉ proxy vào ô Address và nhập cổng proxy vào ô Port bên dưới. Ngược lại, khi truy cập Internet từ nơi khác, bạn phải hủy chọn sử dụng proxy.

Proxy là một máy chủ làm nhiệm vụ chuyển tiếp thông tin và kiểm soát, tạo sự an toàn cho việc truy cập Internet của các máy khách. Trạm cài đặt proxy gọi là proxy server. Proxy hay trạm cài đặt proxy có địa chỉ IP và một cổng truy cập cố định. Ví dụ: 123.234.111.222:80 với địa chỉ là 123.234.111.222 và cổng truy cập là 80.

Lỗi DNS

Với lỗi này, trình duyệt Internet Explorer sẽ hiện thông báo "Internet Explorer cannot display the webpage" khi một trang web không truy cập được, trong đó có thể do lỗi từ DNS. Còn trình duyệt Google Chrome thì rõ ràng hơn, ngoài dòng thông báo "This webpage is not available", bạn còn dễ dàng nhận diện lỗi DNS qua thông tin "because the DNS lookup failed".

Thông báo lỗi truy cập web do DNS.
Mặc định, máy tính sử dụng hệ thống DNS của nhà cung cấp dịch vụ để nhận diện các địa chỉ web nhập vào, nhưng có những địa chỉ bị loại bỏ khỏi hệ thống DNS này, khiến người dùng không truy cập được, như www.facebook.com. Để xử lý, bạn có thể sử dụng một hệ thống DNS khác, của Google là 8.8.8.8/8.8.4.4.

Ví dụ trên Windows 7, bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng Internet dưới góc phải màn hình, chọn Open Network and Sharing Center, sau đó Change adapter settings. Nhấn chuột phải lên biểu tượng card mạng đang dùng kết nối Internet (dùng mạng dây thường là Local Area Connection, còn dùng Wi-Fi thường là Wireless Network Connection), chọn Properties, nhấn đôi chuột vào Internet Protocol Version 4 trong danh sách "The connection users the following items". Trên cửa sổ hiện ra, bạn đánh dấu chọn vào "Use the following DNS server address", nhập địa chỉ DNS chính vào ô "Preferred DNS server". Thông thường, một hệ thống DNS sẽ có thêm địa chỉ DNS phụ, bạn nhập vào ô Alternate DNS server.

Cửa sổ thiết lập IP và DNS
 Vấn đề liên quan đến IP

Cũng trên cửa sổ thiết lập DNS ở trên, bạn thấy những dãy số được điền sẵn trong mục "Use the following IP address", được gọi là IP tĩnh. Đây có thể là nguyên nhân khiến không vào mạng được.
Xử lý bằng cách chuyển dấu chọn sang "Obtain an IP address automatically" để máy tính tự động xác định địa chỉ IP và một số thông tin khác cho việc kết nối Internet. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ máy tính của những người xung quanh cũng dùng chung hệ thống mạng để kiểm tra IP Default gateway (nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ cmd, nhập vào ipconfig/all, rồi nhấn Enter).
Từ đó, có thể tự thiết lập trong mục "Use the following IP address" sao cho tương ứng. Chẳng hạn, máy khác có thông số IP address 192.168.5.6, Default gateway 192.168.1.1 thì bạn khai báo IP address của mình là 192.168.5.xx (xx khác 6 và linh động thay đổi sao cho đảm bảo không trùng với máy nào xung quanh), còn Default gateway sử dụng giống nhau, hệ thống tự điền thông số cho ô Subnet mask.

Vấn đề với tường lửa

Tường lửa (Firewall) tích hợp sẵn trên Windows ít có khả năng làm mất truy cập Internet của máy tính, nhưng tường lửa trên chương trình diệt virus thường là tác nhân khiến "rớt mạng". Đối với các truy cập bị tường lửa ngăn chặn sẽ có thông báo rõ ràng, có từ khóa quan trọng là “firewall”.
Giao diện thiết lập tường lửa trên chương trình Kapersky.
 Bạn vào phần thiết lập (Settings) của chương trình diệt virus, tìm đến thẻ Firewall, rồi thử bỏ dấu Enable, nhấn OK để xem kết quả. Nếu vẫn không truy cập Internet được thì vấn đề không phải ở đây, bạn hãy chọn Enable lại hệ thống tường lửa để đảm bảo an toàn bảo mật cho máy tính.

Thiết lập sai tài khoản

Biểu tượng kết nối Internet ở dưới góc phải màn hình có dấu chấm than hoặc dấu x màu đỏ báo hiệu không có kết nối Internet. Tuy nhiên, dấu hiệu trên cũng chưa hẳn là do thiết lập sai mà còn có thể do một số nguyên nhân khác, như dây mạng bị đứt, cổng mạng hay modem bị hư. Song, bạn cần truy cập vào trang quản lý modem để biết rõ nguyên nhân.

Thông thường, trang thiết lập modem có địa chỉ là 192.168.1.1, username/password đăng nhập là Admin/Admin (hoặc admin/admin, root/admin, admin/root…). Sau khi đăng nhập thành công, bạn chú ý thông tin tại trường State, nếu thông báo Disconnect tức là tài khoản thiết lập chưa chính xác. Lúc này, hãy khai báo lại tài khoản đường truyền cho modem là được (tài khoản này khác tài khoản truy cập vào trang quản lý modem và thường được khai báo trong hợp đồng khi đăng ký Internet).

Nếu chưa có thông tin tài khoản Internet, bạn có thể gọi điện đến tổng đài nhà mạng nhờ hỗ trợ. Ghi chú, theo kinh nghiệm thực tế, bạn nên hỏi nhân viên kỹ thuật thông tin tên tài khoản và mật mã ngay khi họ vừa đến lắp đặt Internet. Trước khi thiết lập lại tài khoản như trên, bạn cũng cần gắn lại các đầu dây mạng cho chắc chắn.

Những cái bẫy cần lưu ý khi cài đặt phần mềm miễn phí

Khi muốn tải một phần mềm miễn phí, người dùng dễ rơi vào đủ các loại bẫy, như nút “Download” giả mạo - thực chất là các quảng cáo dụ người dùng cài đặt hàng loạt thanh công cụ (toolbar) đi kèm hoặc các loại phần mềm linh tinh khác. Sau đây là những tham khảo để tránh bị rơi vào những bẫy này.


Các đường link Download giả mạo
Khi tải phần mềm miễn phí, chiếc bẫy đầu tiên mà bạn gặp phải có thể là một đường link download giả mạo, hoặc nhiều đường link download giả mạo – trên trang web của phần mềm. Thường bạn sẽ tìm thấy các nút lớn, màu sắc sặc sỡ với dòng chữ “Free Download” hoặc “Download Now”. Đây thường chỉ là những banner quảng cáo được thiết kế bắt chước các link download thật, để lừa bạn click vào chúng và cài đặt một phần mềm khác.

Vì thế, hãy cẩn thận với những quảng cáo đang muốn lừa dụ bạn – đó là bước đầu tiên. Để nhận ra những link download giả mạo, bạn có thể đặt cảm biến chuột vào link và xem nó dẫn đến đâu. Trong ví dụ dưới đây, đường link download giả mạo dẫn đến trang web “googleadservices.com” – rõ ràng là một link quảng cáo. Nếu chúng ta đặt chuột vào đường link download thật, chúng ta sẽ thấy nó dẫn đến “winaero.com”, là trang web của phần mềm chúng ta đang muốn tải về.

Phần mềm phụ trên trang web 
Ngay cả những nhà cung cấp phần mềm hợp pháp cũng muốn lừa bạn cài đặt những phần mềm phụ mà có thể bạn không muốn.
Chẳng hạn, khi cố gắng tải phần mềm Flash Player từ trang tải chính thức của Adobe, bạn sẽ thấy phần mềm McAfee Security Scan Plus được đưa vào theo mặc định. Người dùng chấp nhận tuỳ chọn mặc định hoặc không đọc thông báo sẽ tải về phần mềm phụ này lên máy tính. Rõ ràng, McAfee đã trả tiền để Adobe đưa vào sự “kết hợp” này.
 Để tránh những bẫy này, hãy cẩn thận với các trang tải – bỏ đi bất cứ phần mềm phụ nào mà bạn không muốn cài đặt trước khi tải về.

Những phần mềm linh tinh mặc định trong các trình cài đặt
Các trình cài đặt phần mềm thường gói luôn cả các thanh công cụ trình duyệt và các phần mềm linh tinh khác. Nguyên nhân là nhà phát triển phân phối phần mềm miễn phí, và kiếm tiền bằng cách đưa cả những thứ linh tinh này vào. Một số trình cài đặt có thể còn cố gắng thay đổi trang chủ trình duyệt của bạn và mặc định công cụ tìm kiếm vào một trang chủ khác hoặc công cụ tìm kiếm khác – thường là một công cụ có trải nghiệm tệ hơn.
Đừng bị lừa vì những điều này. Khi cài đặt phần mềm, hãy cẩn thận bỏ hết mọi thanh công cụ, phần mềm linh tinh hoặc những thay đổi trang chủ, công cụ tìm kiếm. Thường là bạn có thể bỏ hết những phần phụ này trong quá trình cài đặt. Hãy đọc cẩn thận – đôi khi bạn có thể phải đánh dấu bỏ phần mềm mà bạn không muốn cài đặt, hoặc click vào nút Decline (từ chối). Các nhà phát triển hy vọng bạn sẽ nhanh chóng click và cài đặt các phần phụ - vì thế hãy thận trọng khi cài đặt phần mềm mới.

Gỡ bỏ cài đặt rác và hoàn nguyên thiết lập hệ thống của bạn
Nếu bạn trượt lên và vô tình cài đặt một số công cụ này, bạn sẽ phải loại bỏ chúng vào lúc sau. Mặc dù bạn có thể chọn không cài phần mềm bổ sung bằng cách bỏ chọn nó trong quá trình cài đặt phần mềm, song khi đã lỡ cài, sau đó bạn sẽ khó gỡ chúng ra hơn.
Ví dụ, thanh công cụ Ask đi kèm phần mềm Java của Oracle và các phần mềm khác. Sau khi bạn cài đặt phần mềm, nó đợi khoảng 10 phút rồi tự cài đặt vào máy tính. Nếu bạn vô tình chọn nó trong quá trình cài đặt và sau đó cố gắng gỡ bỏ nó, bạn sẽ không tìm thấy. Nó sẽ chỉ xuất hiện trong danh sách các phần mềm cài đặt mười phút sau đó.
Để loại bỏ các phần mềm xấu, bạn sẽ phải tìm chúng trong danh sách các chương trình cài đặt ở phần Control Panel và gỡ cài đặt. Một cài đặt xấu có thể nằm trong nhiều chương trình rác mà bạn sẽ phải loại bỏ. Bạn cũng có thể phải cài đặt thanh công cụ hoặc các phần mở rộng trình duyệt khác từ bên trong trình duyệt của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc loại bỏ một phần mềm xấu, hãy tìm kiếm giải pháp trên mạng Internet – có thể bạn sẽ cần đến một công cụ gỡ phần mềm chuyên ngành hoặc hướng dẫn.
Nếu trình cài đặt thay đổi trang chủ mặc định và công cụ tìm kiếm của trình duyệt, bạn sẽ phải sửa đổi chúng một cách thủ công. Thậm chí bạn khó sửa đổi chúng, ngay cả khi bạn đã gỡ bỏ cài đặt các phần mềm không mong muốn. Hãy vào phần thiết lập (setting) của trình duyệt để thay đổi trang chủ của bạn và công cụ tìm kiếm bạn ưa thích.
Nếu bạn gặp phải một phần mềm xấu “cứng đầu”, bạn có thể cần đến một chương trình chống gián điệp hoặc chống virus để gỡ chúng ra khỏi hệ thống.

Theo XHTT

Những cái bẫy cần lưu ý khi cài đặt phần mềm miễn phí

Khi muốn tải một phần mềm miễn phí, người dùng dễ rơi vào đủ các loại bẫy, như nút “Download” giả mạo - thực chất là các quảng cáo dụ người dùng cài đặt hàng loạt thanh công cụ (toolbar) đi kèm hoặc các loại phần mềm linh tinh khác. Sau đây là những tham khảo để tránh bị rơi vào những bẫy này.


Các đường link Download giả mạo
Khi tải phần mềm miễn phí, chiếc bẫy đầu tiên mà bạn gặp phải có thể là một đường link download giả mạo, hoặc nhiều đường link download giả mạo – trên trang web của phần mềm. Thường bạn sẽ tìm thấy các nút lớn, màu sắc sặc sỡ với dòng chữ “Free Download” hoặc “Download Now”. Đây thường chỉ là những banner quảng cáo được thiết kế bắt chước các link download thật, để lừa bạn click vào chúng và cài đặt một phần mềm khác.

Vì thế, hãy cẩn thận với những quảng cáo đang muốn lừa dụ bạn – đó là bước đầu tiên. Để nhận ra những link download giả mạo, bạn có thể đặt cảm biến chuột vào link và xem nó dẫn đến đâu. Trong ví dụ dưới đây, đường link download giả mạo dẫn đến trang web “googleadservices.com” – rõ ràng là một link quảng cáo. Nếu chúng ta đặt chuột vào đường link download thật, chúng ta sẽ thấy nó dẫn đến “winaero.com”, là trang web của phần mềm chúng ta đang muốn tải về.

Phần mềm phụ trên trang web 
Ngay cả những nhà cung cấp phần mềm hợp pháp cũng muốn lừa bạn cài đặt những phần mềm phụ mà có thể bạn không muốn.
Chẳng hạn, khi cố gắng tải phần mềm Flash Player từ trang tải chính thức của Adobe, bạn sẽ thấy phần mềm McAfee Security Scan Plus được đưa vào theo mặc định. Người dùng chấp nhận tuỳ chọn mặc định hoặc không đọc thông báo sẽ tải về phần mềm phụ này lên máy tính. Rõ ràng, McAfee đã trả tiền để Adobe đưa vào sự “kết hợp” này.
 Để tránh những bẫy này, hãy cẩn thận với các trang tải – bỏ đi bất cứ phần mềm phụ nào mà bạn không muốn cài đặt trước khi tải về.

Những phần mềm linh tinh mặc định trong các trình cài đặt
Các trình cài đặt phần mềm thường gói luôn cả các thanh công cụ trình duyệt và các phần mềm linh tinh khác. Nguyên nhân là nhà phát triển phân phối phần mềm miễn phí, và kiếm tiền bằng cách đưa cả những thứ linh tinh này vào. Một số trình cài đặt có thể còn cố gắng thay đổi trang chủ trình duyệt của bạn và mặc định công cụ tìm kiếm vào một trang chủ khác hoặc công cụ tìm kiếm khác – thường là một công cụ có trải nghiệm tệ hơn.
Đừng bị lừa vì những điều này. Khi cài đặt phần mềm, hãy cẩn thận bỏ hết mọi thanh công cụ, phần mềm linh tinh hoặc những thay đổi trang chủ, công cụ tìm kiếm. Thường là bạn có thể bỏ hết những phần phụ này trong quá trình cài đặt. Hãy đọc cẩn thận – đôi khi bạn có thể phải đánh dấu bỏ phần mềm mà bạn không muốn cài đặt, hoặc click vào nút Decline (từ chối). Các nhà phát triển hy vọng bạn sẽ nhanh chóng click và cài đặt các phần phụ - vì thế hãy thận trọng khi cài đặt phần mềm mới.

Gỡ bỏ cài đặt rác và hoàn nguyên thiết lập hệ thống của bạn
Nếu bạn trượt lên và vô tình cài đặt một số công cụ này, bạn sẽ phải loại bỏ chúng vào lúc sau. Mặc dù bạn có thể chọn không cài phần mềm bổ sung bằng cách bỏ chọn nó trong quá trình cài đặt phần mềm, song khi đã lỡ cài, sau đó bạn sẽ khó gỡ chúng ra hơn.
Ví dụ, thanh công cụ Ask đi kèm phần mềm Java của Oracle và các phần mềm khác. Sau khi bạn cài đặt phần mềm, nó đợi khoảng 10 phút rồi tự cài đặt vào máy tính. Nếu bạn vô tình chọn nó trong quá trình cài đặt và sau đó cố gắng gỡ bỏ nó, bạn sẽ không tìm thấy. Nó sẽ chỉ xuất hiện trong danh sách các phần mềm cài đặt mười phút sau đó.
Để loại bỏ các phần mềm xấu, bạn sẽ phải tìm chúng trong danh sách các chương trình cài đặt ở phần Control Panel và gỡ cài đặt. Một cài đặt xấu có thể nằm trong nhiều chương trình rác mà bạn sẽ phải loại bỏ. Bạn cũng có thể phải cài đặt thanh công cụ hoặc các phần mở rộng trình duyệt khác từ bên trong trình duyệt của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc loại bỏ một phần mềm xấu, hãy tìm kiếm giải pháp trên mạng Internet – có thể bạn sẽ cần đến một công cụ gỡ phần mềm chuyên ngành hoặc hướng dẫn.
Nếu trình cài đặt thay đổi trang chủ mặc định và công cụ tìm kiếm của trình duyệt, bạn sẽ phải sửa đổi chúng một cách thủ công. Thậm chí bạn khó sửa đổi chúng, ngay cả khi bạn đã gỡ bỏ cài đặt các phần mềm không mong muốn. Hãy vào phần thiết lập (setting) của trình duyệt để thay đổi trang chủ của bạn và công cụ tìm kiếm bạn ưa thích.
Nếu bạn gặp phải một phần mềm xấu “cứng đầu”, bạn có thể cần đến một chương trình chống gián điệp hoặc chống virus để gỡ chúng ra khỏi hệ thống.

Theo XHTT

Chia sẻ Wi-Fi mà không cần tiết lộ mật khẩu



Đôi khi bạn muốn chia sẻ Wi-Fi với bạn bè để truy cập mạng Internet, điều này đồng nghĩa với việc bạn phải cung cấp mật khẩu cá nhân. Tuy nhiên, vì lý do bảo mật bạn lại không muốn tiết lộ mật khẩu Wifi của mình. Trong trường hợp này, bạn phải làm thế nào ? Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết ổn thỏa rắc rối đó, đảm bảo vừa không mất lòng bạn bè, vừa giữ được bí mật mật khẩu Wifi.

Giải pháp hữu ích cho vấn đề này là tạo ra một mã QR sử dụng id mạng và mật khẩu của bạn. Để làm được việc này, trước hết bạn cần truy cập vào một trang web có khả năng tạo mã QR cho mạng Wifi. Bạn có thể vào một trong hai trang web sau đây:
QrZilla: http://www.qrzilla.com/ 
Zxing: http://zxing.appspot.com/generator/ 
Sau khi truy cập một trong hai trang web ở trên, bạn cần phải nhập một số chi tiết như: kiểu mã hóa mạng (Encryption type), tên mạng SSID (Network Name), mật khẩu (Password), loại mã hóa (Encoding), lỗi cấp (Error level). Một khi thực hiện nhập và lựa chọn với tất cả những chi tiết này, bạn có thể nhấn vào nút Generate.
Chờ tiến trình thực thi hoàn tất, bây giờ bạn đã có một mã QR mạng Wifi riêng của mình. Đây là Mã QR bạn cần phải cung cấp cho bạn bè, họ chỉ cần quét mã QR này với một máy quét mã vạch trên điện thoại Android, ngay lập tức sẽ có thể kết nối với mạng Wifi của bạn mà không có bất kỳ trở ngại nào. 
Tóm lại, có thể nói đây là một cách an toàn để chia sẻ mạng Wifi của bạn, nó thực sự là một giải pháp tuyệt vời và hoạt động khá tốt trên điện thoại di động Android. 


6 tính năng hữu ích của Facebook ít được sử dụng


Mạng xã hội Facebook đã quá quen thuộc với mọi người, nếu là người thường xuyên sử dụng Internet chắc hẳn bạn cũng có một tài khoản Facebook cho riêng mình để giữ liên lạc với bạn bè, người thân;  kết bạn với những người bạn mới, theo dõi thông tin của những người nổi tiếng mà mình quan tâm…

Mặc dù sử dụng Facebook hằng ngày nhưng có những tính năng rất hữu ích mà bạn chưa từng sử dụng tới, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới các bạn một số tính năng nổi bật giúp bạn sử dụng Facebook hiệu quả hơn.

1/  Chuyển tiếp tin nhắn.

Nếu bạn đang có một cuộc trò chuyện với một người bạn và muốn chuyển tiếp cuộc hội thoại này cho một số người liên quan trên Facebook, bạn có thể chuyển tiếp những tin nhắn trong cuộc hội thoại tới những người này, thay vì copy nội dụng rồi gửi riêng đến từng người.


Để làm việc này bạn mở tin nhắn muốn chuyển tiếp, nhấn vào biểu tượng bánh xe Action \ Forward Messages…


Tick chọn những tin nhắn trong cuộc hội thoại, nhấn Forward, rồi chọn danh sách những người bạn nhận tin nhắn. 


Trong lúc này, bạn có thể đính kèm thêm các file tài liệu hay file ảnh gửi kèm. Cuối cùng nhấn Send để forward tin đi.

2/ Sử dụng View As để xem thông tin Facebook của chính mình.

Có bao giờ bạn tự hỏi những người bạn trong danh sách bạn bè của mình sẽ thấy hồ sơ và giao diện Timeline của mình thế nào? Bạn có thể tự mình xem những thông tin này thông qua chức năng View As…



Tại trang cá nhân của mình, bạn nhấn vào biểu tượng hình răng cưa, chọn View As… Lúc này, trang cá nhân của bạn sẽ được chuyển tới giao diện mà một người dùng bình thường nhìn thấy được khi họ chưa Add friend với bạn.


Bạn nhấn vào View as Specific Person rồi gõ tên một ai đó trong danh sách bạn bè của mình. Giao diện lúc này sẽ hiện ra giao diện Timeline và hồ sơ của bạn dưới tài khoản của một người khác.

3/ Hiển thị offline với một vài người trong chatbox.

Chức năng chat trong Facebook giúp bạn trò chuyện nhanh với những người bạn của mình nhưng vì một vài lý do gì đó bạn không muốn trò chuyện với một vài người và muốn nick của mình luôn ở trạng thái offline đối với họ.



Trong hộp thoại chat bên phải, bạn nhấn vào biểu tượng răng cưa \ Advanced Settings… 


Tick chọn Turn on chat for all friends except... (Bật tính năng chat với mọi người bạn, ngoại trừ…) rồi gõ tên những người mà bạn không muốn họ thấy mình khi bạn online chat. Trong trường hợp ngược lại, bạn muốn offline với đa số người bạn trong danh sách chatbox và chỉ muốn hiện online với một vài người bạn thân thiết thôi thì bạn tick chọn Turn on chat for only some friends... và rồi cũng gõ tên những người muốn hiện online.

4/ Lên lịch cập nhật status trong Fanpage

Nếu bạn đang quản lý một fanpage Facebook, nhưng không có nhiều thời gian online để cập nhật thông tin cho fanpage của mình thì hãy sử dụng tính năng Schedule để lên lịch tự động cập nhật status, post hình ảnh, video lên fanpage.


Trong khung soạn thảo nội dung Status bạn hãy nhập nội dung cần post, rồi nhấn chọn biểu tượng đồng hồ (Schedule or backdate your post), điền thời gian cập nhật status.

5/ Quản lý thẻ.

Đã bao giờ bạn rơi vào trường hợp bị tag (gắn thẻ) vào một tấm hình hay vào một status mà bạn không hề muốn không? Chắc hẳn bạn đã rất nhiều lần rơi vào trường hợp này và hiểu được nỗi khó chịu của bạn khi phải vào từng tấm hình, status để gỡ tag. Thật không hay khi bạn bè của bạn thấy tên bạn xuất hiện trong những tấm ảnh quảng cáo hay những bài spam vớ vẩn.



Trên thanh điều hướng Facebook, bạn nhấn vào biểu tượng ổ khóa Privacy Shortcuts \ See More Settings \  nhấn tab Timeline and Tagging Settings \ Tại dòng Review tags people add to your own posts before the tags appear on Facebook? (Kiểm tra các thẻ được gắn trước khi cho chúng xuất hiện trên Timeline). Bạn bật tính năng lọc tag này. 


Như vậy, mỗi khi có người nào đó tag bạn vào bài viết của họ, bạn sẽ nhận được tin nhắn hỏi xem bạn có muốn chúng xuất hiện trên Timeline của mình không. Nếu không muốn, bạn nhấn Hide để ẩn chúng đi. Và sẽ không ai thấy những tag này trên Timeline của bạn.

6/ Theo dõi những người mình quan tâm.

Mỗi khi nhấn vào nút Following để thể theo dõi các hoạt động của những người bạn đang quan tâm, bạn nên tick chọn Get Notifications để mỗi khi người đó post status, post hình ảnh, video, thay đổi thông tin… thì bạn lập tức sẽ nhận được thông báo về những hoạt động đó ngay, điều này giúp bạn không bỏ sót bất kỳ hoạt động nào của họ.


Hy vọng với một vài tính năng kể trên, bạn sẽ sử dụng Facebook linh hoạt hơn và kết nối với những người bạn mình từng giây, từng phút trong thời đại thông tin này.
XHTT


Tải dữ liệu từ mạng xã hội về ổ cứng

Nếu muốn lưu giữ trọn vẹn dữ liệu trên mạng xã hội Facebook, Twitter, Google+ hay Instagram, bạn có thể tải về dễ dàng từ trình duyệt mà không cần cài đặt ứng dụng nào khác.

Facebook

Người dùng thể sử dụng tính năng do chính Facebook cung cấp để tải dữ liệu trên mạng xã hội này về máy, gồm tất cả những gì có trên Wall (status, hình ảnh), những album ảnh (Photos), danh sách bạn bè (Friends), những đoạn tin nhắn (Message).
Dữ liệu tải về là một tập tin nén dạng *.zip. Sau khi giải nén, bạn chạy tập tin index.html để xem lại nội dung Facebook ở chế độ offline. Tuy nhiên, giao diện khá khô khan, không có hiệu ứng, màu sắc như khi xem trên Facebook. Song cho đến hiện tại, đây là cách tốt nhất để bạn có thể đưa Facebook cá nhân về ổ cứng.

Twitter

Việc tải dữ liệu trên Twitter tỏ ra dễ dàng hơn Facebook. Trước hết, vào Settings, chọn "Request your archive" ở trường "Your Twitter archive".
Cũng như Facebook, người dùng cần đợi một khoảng thời gian để dịch vụ đóng gói dữ liệu trước khi gửi email đến bạn. Khi gói tin đã sẵn sàng thì nhấn "Go now" để xem email và nhấn vào đường dẫn để tải về.

 Google+

Bạn hãy nhấn chuột vào hình ảnh đại diện ở phía trên góc phải giao diện web, chọn Account. Sau đó, một thẻ mới sẽ được mở lên thì chọn "Download your data" ở mục Account.
Tiếp theo, bạn có thể tùy chọn dữ liệu muốn tải về ở danh sách "Download data from a specific service". Còn nếu muốn tải đầy đủ mọi thứ trên Google+ thì nhấn Download your data.
 
Google yêu cầu bạn phải đăng nhập lại. Nếu đăng nhập thành công, người dùng có thể nhấn Create Archive để đóng gói dữ liệu tải về ngay.
Tuy nhiên, Google còn cung cấp tính năng linh hoạt cho phép người dùng tùy chọn dữ liệu tại các dịch vụ khác, ở thẻ Choose services.

Instagram

Instragram không cung cấp tính năng tải dữ liệu về máy, mà bạn phải sử dụng một dịch vụ trung gian, như Instapost. Dịch vụ Instapost, sau khi truy cập vào trang web trên, nhấn "Sign in with Instagram", khai báo thông tin tài khoản Instagram để đăng nhập trước khi đồng ý cấp quyền cho Instapost tiếp cận dữ liệu trên Instagram.
Ở bước tiếp theo, bạn chọn Download.zip file và thực hiện thêm các tùy chọn trong thẻ Advanced Options nếu cần (như tải 10 ảnh gần nhất, tải những ảnh đã chia sẻ trong khoảng thời gian xác định, chỉ tải những ảnh đã có lượt thích, tải những ảnh được tag bởi một người nào đó xác định – tối đa 500 ảnh). Xong, nhấn "Start Export".
Instapost không gửi email tải dữ liệu như Facebook hay Twitter nên bạn không được tắt trang web hiện hành, mà phải chờ đợi thông báo đã đóng gói xong dữ liệu, cũng như sẵn sàng cho việc tải về máy.

Theo SOHOA

Làm gì khi quên mật khẩu Facebook

Facebook đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi netizen (cư dân mạng). Một số bạn có thói quen lưu mật khẩu Facebook của mình trên máy tính cá nhân nên tình trạng quên mật khẩu rất có thể sẽ xảy ra. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn cách giúp bạn reset lại mật khẩu Facebook khi xảy ra sự cố quên mất khẩu hoặc mất mật khẩu.

Cũng giống như các dịch vụ khác Facebook cũng cung cấp cho người dùng tính năng lấy lại mật khẩu khi người dùng có nhu cầu. Bạn hãy truy cập vào địa chỉ: http://www.facebook.com/recover.php để sử dụng dịch vụ.

Đầu tiên bạn cần nhận diện tài khoản mình muốn lấy lại mật khẩu với ba cách để bạn lựa chọn.
Bạn có thể dùng email (số điện thoại), tên tài khoản hoặc tên của bạn cùng với tên một người bạn trong danh sách bạn bè để khai báo. Bạn bấm nút Tìm kiếm để trang web tìm kiếm kết quả tương ứng. Bạn lựa chọn đúng tài khoản của mình để chuyển qua bước tiếp theo.
Facebook có 3 cách giúp người dùng lấy lại mật khẩu của mình.

1. Dùng email hoặc số điện thoại đã đăng ký

Đây là cách giúp bạn phục hồi mật khẩu nhanh nhất. Sau khi chọn đúng tài khoản cần phục hồi ở bước trên bạn sẽ được Facebook chuyển đến trang yêu cầu gửi mã phục hồi. Bạn chọn email hoặc điện thoại rồi bấm nút Reset Password để trang web gửi link phục hồi mật khẩu cho bạn.
Giờ thì bạn chỉ việc truy cập vào email rồi sử dụng link được gửi tới hoặc kiểm tra tin nhắn SMS trong điện thoại để nhận Reset Code rồi nhập vào trang web hiện ra để chuyển tới trang web tạo mật khẩu mới.
Với cách này bạn có thể sử dụng ngay mật khẩu mới và có thể đăng nhập vào Facebook tức thì.
  
2. Dùng câu hỏi bảo mật và một địa chỉ email mới

Nếu chẳng may bạn cũng quên luôn mật khẩu email kia thì bạn có thể dùng một email mới và sử dụng câu hỏi bảo mật để khởi tạo lại mật khẩu.
Bạn bấm vào liên kết No longer have access to these? để chuyển trang
Ở trang web tiếp hiện ra bạn nhập địa chỉ email mới.

 
Sau đó bạn phải trả lời câu hỏi bảo mật ở trang web hiện ra và nếu vượt qua bước này bạn sẽ được gửi một email kèm link giúp trang web giúp bạn khởi tạo lại mật khẩu mới. Tuy nhiên bạn phải mất 24h để thay đổi có hiểu lực. Tức là trong 24h nếu hệ thống ghi nhận không có lần đăng nhập nào từ tài khoản này thì lúc đó mật khẩu mới sẽ có tác dụng.

3. Nhờ sự trợ giúp của bạn bè trong danh sách

Nếu bạn quên câu hỏi bảo mật thì sau 3 lần trả lời sai bạn sẽ được chuyển đến trang trợ giúp này.
Bạn bấm Tiếp tục để chuyển sang bước tiếp theo. Tại trang mới hiện ra bạn sẽ được cung cấp danh sách bạn bè trong tài khoản và bạn hãy tiến hành chọn 3 người bạn trong số đó rồi bấm nút Gửi.
Mã khôi phục sẽ được gửi đến họ và bạn liên lạc với những người này để lấy mã và bạn khởi tạo lại mật khẩu mới cho tài khoản của mình. Cách này bạn cũng phải mất 24h để thay đổi có hiệu lực và yêu cầu rằng hệ thống không ghi nhận một lần đăng nhập thành công nào trong 24h này.

Lưu ý: Chính vì sự dễ dàng này nên một số kẻ xấu cũng có thể đánh cắp tài khoản Facebook của bạn thông qua những cách thức tương tự như trên. Chính vì vậy bạn cũng cần trang bị cho mình một số yêu cầu giúp bạn tránh những kẻ xấu này như:
 - Cố gắng đăng nhập vào tài khoản Facebook của mình sau mỗi 24h một lần
 - Đừng thêm quá 2 tài khoản của cùng một người vào danh sách bạn bè của mình.

Cách vào facebook bằng file host mới nhất 2013

Cách vào facebook? Làm gì khi vào facebook lại bị các nhà mạng VNPT, viettel, fpt chặn vào facebook. Sửa file host là cách vào facebook đơn giản mà vô cùng hiệu quả.


Trong cách cách vào facebook thì mình nhận thấy việc sửa file host là đơn giản và hiệu quả nhất, nó không làm ảnh hưởng tốc độ mạng hay dính quảng cáo tùm lum như một số phần mềm Hotspot Shield hay Ultrasurf.

Hướng dẫn chỉnh sửa file host để vào Facebook
Bước 1: Bạn tạo 1 file .txt mới để mở file host
Bước 2: Mở file Notepad vừa tạo, click File -> Open. Trong mục đường dẫn, các bạn paste vào đường dẫn: C:\Windows\System32\drivers\etc\hosts
Bước 3: Dán dải IP dưới đây vào cuối nội dung trong File Host

Các file host tương ứng với các nhà mạng:
VNPT:
31.13.79.7 facebook.com
31.13.79.7 www.login.facebook.com
31.13.79.7 login.facebook.com
31.13.79.7 apps.facebook.com
31.13.79.7 graph.facebook.com
31.13.79.7 register.facebook.com
31.13.79.7 vi-vn.connect.facebook.com
31.13.79.7 vi-vn.facebook.com
31.13.79.7 static.ak.connect.facebook.com
31.13.79.7 developers.facebook.com
31.13.79.7 error.facebook.com
31.13.79.7 channel.facebook.com
31.13.79.7 register.facebook.com
31.13.79.7 bigzipfiles.facebook.com
31.13.79.7 pixel.facebook.com
69.171.224.33 upload.facebook.com
69.171.229.72 pixel.facebook.com
31.13.79.7 logins.facebook.com
31.13.79.7 www.facebook.com
31.13.79.7 developers.facebook.com
31.13.79.7 error.facebook.com
31.13.79.7 blog.facebook.com
31.13.79.7 channel.facebook.com
31.13.79.7 connect.facebook.com

FPT:
173.252.100.16 facebook.com
173.252.100.16 www.facebook.com
69.171.228.24 login.facebook.com
69.171.228.24 www.facebook.com
69.171.228.20 upload.facebook.com
69.171.228.20 www.upload.facebook.com
69.171.228.24 graph.facebook.com
69.171.234.18 pixel.facebook.com
69.171.234.18 apps.facebook.com
Bước 4: Nhấn File -> Save để lưu lại
Có 1 lưu ý nhỏ ở bước cuối cùng này: Nếu khi lưu bị lỗi, bạn kiểm tra xem có quyền thay đổi nội dung file hay không bằng cách duyệt đến file đó, bấm chuột phải lên file và chọn Properties, bỏ chọn ở ô “Read-Only”.
Chúc bạn vào facebook thành công!